Cụ thể, trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 14/1/2019, giá hạt điều giao ngay tại thị trường Delhi (Ấn Độ) giảm 5 Rs/kg đối với W240 xuống còn 820 Rs/kg; trong khi W180, W210 và W320 không đổi ở mức lần lượt 1085 Rs/kg; 977,5 Rs/kg và 737,5 Rs/kg , ngoài ra giá các loại điều nhân như nhân vỡ 2 mảnh, nhân vỡ 4 mảnh và nhân vỡ 8 mảnh giá tiếp tục đi ngang so với ngày 10/1/2019.

Tham khảo giá hạt điều giao ngay tại thị trường Delhi, Ấn Độ
ĐVT : Rs/kg

Chủng loại

3/1

4/1

7/1

9/1

10/1

14/1

W180

1085

1085

1085

1085

1085

1085

W210

977,5

977,5

977,5

977,5

977,5

977,5

W240

825

825

825

825

825

820

W320

737,5

737,5

737,5

737,5

737,5

737,5

Điều nhân vỡ - 2 mảnh

730

730

730

730

730

730

Điều nhân vỡ - 4 mảnh

692,5

692,5

692,5

692,5

692,5

692,5

Điều nhân vỡ - 8 mảnh

620

620

620

620

620

620

Thông tin từ Agromonitor được biết, sản lượng điều của Nigeria trong năm 2018 ước đạt khoảng 242.000 tấn, tăng 10% so với năm 2017.
Chủ tịch Hiệp hội Điều Quốc gia Nigeria cho biết, sản lượng điều của Nigeria đã tăng từ mức 175.000 tấn năm 2016 lên 220.000 tấn trong năm 2017 và dự báo có thể tăng lên con số 242.000 tấn vào năm 2018. Theo ông cho biết, sự gia tăng sản lượng này dựa trên sự tăng lên về diện tích canh tác điều, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến hơn, cải thiện quy trình chăm sóc, thu hoạch và xử lý và bảo quản sau thu hoạch của người dân.
Theo số liệu của Cục thống kê Quốc gia Nigeria, hạt điều đứng đầu trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Nigeria trong năm 2017, tiếp đến là hạt mè, tôm và bột đậu nành.
Tại Việt Nam giá điều nguyên liệu nhìn chung không biến động. Ngày 9/1/2019, giá hạt điều khô (chưa bóc vỏ) – (giá bán về nhà máy tại Bình Phước) – tỷ lệ thu hồi từ 25 – 30% có giá 30.000 – 47.000 đồng/kg không đổi so với ngày 8/1/2019.
Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu ảm đạm, giá xuất khẩu sụt giảm. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, tháng 12/2018 xuất khẩu hạt điều của cả nước tăng 4,7% về lượng nhưng kim ngạch giảm 1,8% so với tháng 11/2018 đạt 35,12 nghìn tấn, trị giá 278,71 triệu USD.
Nâng lượng điều xuất khẩu cả năm 2018 lên 339,7 nghìn tấn, trị giá trên 3 tỷ USD, tăng 5,3% về lượng và trị giá giảm 3,6% so với năm 2017, giá xuất bình quân chỉ đạt 9.012,9 USD/tấn, giảm 9,46%.
Trong tuần cuối của tháng 12/2018 và tuần đầu tháng 1/2019, hạt điều được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Mỹ, Canada, Singapore, Nhật bản và Canada với mức giá bình quân 9,67 USD/kg, FOB theo đó chủ yếu tại các cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh); Cảng Quy Nhơn (Bình Định); Cảng Quốc tế Cái Mép.
Tham khảo giá hạt điều xuất khẩu trong tuần
ĐVT: USD/kg, FOB

Chủng loại

Đơn giá

Cảng, Cửa khẩu

Nhân điều loại W320

7,9365

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Hạt điều nhân loại

10,8906

Cảng Qui Nhơn (Bình Định)

Hạt điều cắt sấy 2góix11.34kg/th

8,5374

Cảng Quốc tế Cái Mép

Hạt điều chiên muối 48 gói x 100g

9,6

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Hạt Điều LP sấy muối 36x175g

11,1428

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Hạt điều nhân rang

9,9206

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nguồn: TCHQ
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, năm 2018 Việt Nam chế biến 1,65 triệu tấn điều thô, xuất khẩu 391.000 tấn nhân điều, giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 3,5 tỷ USD, tăng 7,8% về lượng nhưng giảm 3% về giá trị so với năm 2017. Hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 60% tổng giá trị ngành điều thế giới, khoảng 5,7 tỷ USD.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 300.000 ha điều, sản lượng trung bình từ 350.000 đến 400.000 tấn điều thô, đáp ứng khoảng 28% nhu cầu chế biến trong nước. Do vậy, hàng năm, các nhà máy chế biến điều phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn điều thô từ nhiều quốc gia trên thế giới trong đó chủ yếu ở châu Phi.
TheoVinacas ngành điều Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về chế biến, xuất khẩu nhân điều, tuy nhiên năm 2018 không vui vì đa số các doanh nghiệp bị thua lỗ.
Trong báo cáo của Vinacas, năm 2018 hàng trăm tấn điều thô nhập khẩu về Việt Nam phải nằm chờ tại cảng và kho ngoại quan do chất lượng xấu hơn mọi năm và khó khăn về tín dụng của doanh nghiệp nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá điều nhân thế giới xuống thấp trong khi giá nguyên liệu đứng ở mức cao khiến rủi ro trong chế biến điều tăng nên các ngân hàng siết chặt cho vay tín chấp nhập khẩu điều thô, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Thiếu vốn, các doanh nghiệp buộc bán tháo điều nhân để thu tiền mặt đẩy giá điều nhân xuống sâu làm thị trường thêm bất ổn.
Để tránh xảy ra tình trạng như năm 2018, theo Phó Chủ tịch Vinacasa Nguyễn Minh Họa sang năm 2019, các doanh nghiệp không nên vội mua nguyên liệu vì nguồn cung điều thô thế giới đang tăng. Các nước Châu Phi đã đầu tư vào chế biến điều nhưng chưa hiệu quả nên 5 năm tới vẫn phải xuất khẩu điều thô cho Việt Nam và Ấn Độ.
Theo Hội đồng hạt quả khô Thế giới, lượng điều trong năm 2018 còn tồn dư chuyển qua năm 2019 khoảng 100.000 tấn, do vậy lượng điều thô khoảng gần 3,6 triệu tấn, tăng gần 250.000 tấn so với năm 2018. Riêng các doanh nghiệp có dự báo khác nên hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 cần nhiều lưu ý. Ông Cao Thúc Uy, Giám đốc Công ty Cao Phát, Bà Rịa Vũng Tàu cho biết theo ước tính khoảng 4 triệu tấn. Tức châu Phi tăng sản lượng rất là lớn, bởi giá thành, giá của nông dân tạo ra sản phẩm có vẻ hợp lý. Bên cạnh đó, hàng của Campuchia tăng trưởng rất nhanh.
Nguồn: VTIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet