Duy chỉ có tại Gia Lai (Chư Sê) sau khi giảm nhẹ 300 đồng/kg ngày hôm qua 17/9/2018, thì hôm nay đã tăng trở lại quay về mức 49.000 đồng/kg.
Tại các vùng nguyên liệu như: Đăk Lăk, Đăk Nông và Bình Phước đứng ở mức 50.000 đồng/kg; tại Đồng Nai giá 49.000 đồng/kg; Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là vùng nguyên liệu luôn có mức giá thu mua cao nhất hiện ở mức 51.000 đồng/kg.
Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 18/9/2018
ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

18/9

+/- so với ngày 17/9

Đăk Lăk (Ea H'leo)

50.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

49.000

+300

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

50.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

51.000

0

Bình Phước

50.000

0

Đồng Nai

49.000

0

                                                                            (Nguồn: Tin Tây Nguyên)

Dẫn nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ ngày 18/9/2019 lúc 10:31:01 (giờ Việt Nam) giá tiêu giao kỳ hạn tháng 9/2018 giảm 650 rupee (tức giảm 1,63%) xuống còn 39.200 rupee/tạ; ngược lại giao kỳ hạn tháng 10/2018 tăng 183,8 rupee (tức tăng 0,46%) đạt 39.858,8 rupee/tạ.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 18/9/2018 Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.700 VND, tăng 10 đồng so với ngày 17/9/2018. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.380 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.020 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại giá đồng USD và GBP tăng mạnh. Cụ thể như tại Vietcombank đồng USD niêm yết ở mức 23.255 - 23.335 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 45 đồng ở cả hai chiều; giá GBP niêm yết ở mức 30.270,00 - 30.754,62 VND/GBP (mua vào - bán ra), tăng 217 đồng ở chiều mua và 220,52 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng 17/9/2018…
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày hôm nay được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,52 VND/INR.
Trên thị trường tự do, lúc 09h30 giá USD niêm yết ở mức mua vào là 23.370 đồng/USD và bán ra là 23.400 đồng/USD, giảm 10 đồng ở chiều mua vào so với chiều ngày 17/9/2018.
Theo số liệu từ TCHQ, trong 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các thị trường đều sụt giảm, trong đó giảm nhiều nhất là thị trường Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ, giảm tương ứng 62,24% và 61,32%, tương ứng với 1,3 triệu USD và 6,2 triệu USD. Đặc biệt, thời gian này thị trường Ba Lan tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá 4,7 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,15 lần về lượng (tức tăng 115,49%) và 32,46% trị giá so với cùng kỳ.

Nguồn: Vinanet