“Chúng tôi đang đàm phán với Myanmar về hợp đồng nhập khẩu gạo theo hình thức liên chính phủ,” ông Badrul Hasan, chủ tịch Công ty thu mua ngũ cốc quốc gia Bangladesh cho biết.
Nước nhập khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới này năm nay nổi lên thành nhà nhập khẩu lớn mặt hàng gạo do dự trữ cạn kiệt và giá trong nước lên cao kỷ lục sau đợt lũ lụt.
Ông Hasan cho biết cơ quan lương thực Ấn Độ cũng đang thương lượng về viẹc bán gạo cho Bangladesh sau khi kế hoạch giao dịch lần trước không đi đến kết quả vì giá cao.
Mới đây tại Dhaka, Bangladesh cũng đã ký kết một Biên bản ghi nhớ với Thái Lan về việc nhập khẩu 1 triệu tấn gạo mỗi năm từ nay tới 2021.
“Giá gạo sẽ được xác định bởi giá trên thị trường quốc tế sau khi 2 bên thương lượng với nhau”, Bộ trưởng Lương thực Bangladesh Kamrul Islam cho biết.
Giá gạo Ấn Độ tuần này tăng do đồng rupee tăng giá so với USD, nhưng giá gạo Thái Lan lại giảm vì sắp tới vụ thu hoạch mới, nguồn cung gạo trắng sẽ tăng lên.
Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm giá tăng 3 USD/tấn lên 421 USD/tấn, từ mức 409 USD/tấn một tuần trước đây vì rupee mạnh lên buộc các thương nhân phải nâng giá xuất khẩu mặc dù nhu cầu yếu.
Xuất khẩu gạo non – basmati của Ấn Độ chắc chắn sẽ chậm lại trong những tháng tới vì giá gạo nước này đắt so với gạo của những nước khác (do rupee tăng giá và giá lúa trong nước tăng) nên khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đồng rupee Ấn Độ đã tăng hơn 6,5% từ đầu năm tới nay, hiện đạt mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm.
“Phải đến tháng 10 mới thu hoạch lúa vụ mới. Từ nay tới đó giá gạo Ấn Độ chắc chắn sẽ vẫn vững”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở New Delhi cho biết.
Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện có giá 385-387 USD/tấn, FOB Bangkok, giảm so với 390-392 USD/tấn một tuần trước đây.
Các thương nhân Thái Lan cho biết giá giảm nhẹ có thể boeit sắp thu hoạch vụ lúa mới (vụ phụ, thu hoạch khoảng giữa tháng 8 đến tháng 9).
Khu vực miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan bị ngập lụt từ tháng 7 nhưng các thương nhân cho biết điều này chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo.
Chính phủ nước này cho biết ngập lụt chưa chắc sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu xuất khẩu gạo, và có thể khối lượng xuất khẩu năm nay sẽ lên tới 11 triệu tấn.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ở vào khoảng 395-405 USD/tấn, FOB Saigon, ổn định so với tuần trước. Các thương nhân chưa chắc chắn liệu giá có giảm trong những ngày tới hay không.
“Nếu các doanh nghiệp hỏi mua hoặc nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh thì giá sẽ tăng”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP HCM cho biết.
Các doanh nghiệp XK gạo Việt Nam đang hoàn tất việt giao 175,000 tấn gạo cho Philippines trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 9. Những hợp đồng khác bao gồm 200.000 tấn gạo bán cho Bangladesh, dự kiến sẽ hoàn thành việc giao hàng vào giữa tháng 8.
Những thông tin liên quan
Ai Cập: Sản lượng gạo sẽ đủ đáp ứng nhu cầu cho tới tháng 10/2018
Sản lượng gạo Ai Cập đủ đáp ứng nhu cầu trong nước cho tới tháng 10 năm sau, ông Ragab Shehata, lãnh đạo bộ phận Gạo thuộc Liên đoàn Công nghiệp Ai Cập cho biết.
Ai Cập dự kiến sản xuất khoản 4 triệu tấn gạo trắng trong vụ thu hoạch hiện tại, bắt đầu từ tháng này, cao hơn so với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 3,3 triệu tấn.
Italia yêu cầu dán nhãn xuất xứ trên mì ống và gạo
Theo quy định của Chính phủ Italia công bố ngày 20/7, tất cả các gói mì ống và gạo bán tại Italia sẽ phải dán nhãn xuất xứ ghi rõ nơi trồng nguyên liệu, động thái nhằm bảo vệ nông dân trong nước.
Các bộ trưởng nông nghiệp và và công nghiệp đã ký ban hành chính sách dán nhãn mới, cho biết trước mắt sẽ thực hiện trong 2 năm, và chỉ trích Liên minh châu Âu không đưa ra những biện pháp tương tự ở khối 28 nước thành viên.
“Ở châu Âu, Italia đi tiên phong trong việc dán nhãn sản phẩm và dùng đó như một công cụ cạnh tranh của lĩnh vực (nông nghiệp) Italia”, bộ trưởng Nông nghiệp Maurizio Martina cho biết.
Italia là nước sản xuất gạo lớn nhất châu Âu. Nơi đây trồng 234.300 ha lúa, với hơn 140 loại gạo và khoảng 1,5 triệu tấn sản lượng mỗi năm. Có hơn 2.265 công ty kinh doanh gạo trong dây chuyền cung cấp.
Ngành gạo nước này đã bị khủng hoảng kể từ khi EU thực hiện thỏa thuận thương mại Mọi thứ trừ Vũ khí (Everything But Arms). Chương trình này cho phép nhập khẩu hàng hóa vào EU từ các nước chậm phát triển nhất mà chỉ chịu thuế chứ không hạn chế khối lượng.
Nguồn: VITIC/Reuters