Với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình ép dầu để sản xuất khô đậu tương, nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại Mỹ cũng đang gia tăng trong bối cảnh nhu cầu quốc tế đối với khô đậu ở mức cao. Trong báo cáo tháng 10, Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) cho biết khối lượng ép dầu đậu tương trong tháng vừa rồi của Mỹ đạt 165,46 triệu giạ, mức kỷ lục được ghi nhận cho giai đoạn tháng 09, đồng thời nằm gần với mức cao nhất của khoảng dự đoán từ giới phân tích. Sản lượng ép dầu đậu tương của Mỹ có thể sẽ duy trì ở mức cao trong tháng 10, khi các nhà máy đã hoàn thành công tác bảo trì định kỳ, và nhu cầu đối với khô đậu để làm thức ăn chăn nuôi và dầu đậu để sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn gia tăng. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá đậu tương trong thời gian tới.
Dù vậy, một yếu tố “bearish” trong dài hạn đối với giá đậu tương mà các nhà đầu tư cần lưu ý ở thời điểm hiện tại là triển vọng tích cực của nguồn cung từ Brazil. Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil (Abiove) đã dự báo nước này có thể sản xuất mức kỷ lục 164,7 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 23/24, tăng 4,4% so với niên vụ trước. Xuất khẩu đậu tương trong niên vụ tới của quốc gia Nam Mỹ này dự kiến cũng đạt mức kỷ lục mới là 100 triệu tấn, Abiove cho biết thêm. Theo đánh giá của chúng tôi, tác động “bearish” từ thông tin này đối với giá đậu tương CBOT sẽ tương đối hạn chế trong phiên hôm nay, khi hoạt động gieo trồng ở Brazil hiện đang bị trì hoãn, và thị trường vẫn cần theo dõi thêm. 

Giá Arabica có thể suy yếu khi xuất khẩu hồi phục trong nửa đầu tháng 10
Kết phiên 17/10, giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng mạnh, bất chấp việc xuất khẩu chuyển biến tích cực trong nửa đầu tháng 10 tại Brazil. Giá cà phê, đặc biệt là Arabica tại Brazil đang giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022, khiến nhiều nhà cung ứng lựa chọn đứng ngoài thị trường, từ đó tạo ra tạm lý hoang mang trên thị trường trong ngắn hạn.
Dù cà phê niên vụ 2024/25 tại Brazil mới ở giai đoạn đầu, giới phân tích đã có cái nhìn khá tích cực về triển vọng nguồn cung. Nhiệt độ đang có xu hướng dịu dần, đặc biệt là các vùng nắng nóng cục bộ, trên 30 độ C sẽ thu hẹp trên khung thời gian 10 ngày tới tại vùng trồng cà phê chính. Kết hợp cùng diện tích có mưa mở rộng ra toàn khu vực Đông Nam, từ đó tạo độ ẩm và điều kiện thích hợp để cây cà phê phát triển tốt.
Bên cạnh dữ liệu từ Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (Secex) cho thấy xuất khẩu cà phê nhân trong 2 tuần đầu tháng 10 đã đạt 2,2 triệu bao loại 60kg, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) chỉ ra, trong 17 ngày đầu tháng 10, quốc gia cung cấp cà phê lớn nhất thế giới đã xuất đi 2,2 triệu bao cà phê, cao hơn mức 1,5 triệu bao trong cùng kỳ tháng 9. Trong đó, sự đóng góp chủ yếu đến từ dòng Arabica dạng hạt với 1,8 triệu bao, tăng 53% so với mức 1,2 triệu bao trong tháng trước.
Dù vậy, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-EU giảm về mức thấp nhất trong 11 tháng cũng là điểm đáng quan tâm. Trong báo cáo kết phiên 17/10, tổng số Arabica đang lưu trữ tại đây chỉ còn 432.022 bao và số bao chờ phân loại không đổi, với 2.240 bao. Dư lượng để bổ sung ở mức thấp khó có thể gián đoạn đà giảm và phục hồi mức tồn kho thấp ở hiện tại.

Rủi ro xung đột leo thang có thể tiếp tục thúc đẩy giá kim loại quý

Thị trường kim loại quý nhận được lực mua tích cực trong phiên sáng do nhu cầu trú ẩn an toàn đối với tài sản tài chính rủi ro thấp gia tăng.
Ngoài ra, đồng USD cũng đang mất giá trước đồng bảng Anh, sau khi dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho thấy lạm phát của Anh trong tháng 9 tăng cao hơn dự kiến, mở ra không gian để Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tiếp tục tăng lãi suất. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh trong tháng 9 tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Trong khi đó, CPI lõi, loại bỏ biến động giá thực phẩm, năng lượng, rượu và thuốc lá, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo tăng 6,0%.
Bên cạnh đó, câu chuyện lãi suất cao trong thời gian dài kìm hãm đà tăng của giá kim loại quý thời gian vừa qua dường như có dấu hiệu mờ nhạt dần, khi thị trường xem xét những bình luận mới từ các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chủ tịch FED bang Richmond, Thomas Barkin, đã đưa ra phát biểu “ôn hòa” rằng các nhà hoạch định chính sách cần “có thời gian” để đánh giá xem FED có thể giữ lãi suất ổn định hay cần tăng lãi suất hơn nữa để lạm phát đạt mục tiêu 2%.

Giá dầu có thể tăng do dữ liệu kinh tế Trung Quốc tích cực và rủi ro vùng Trung Đông
Cụ thể, thị trường đang kỳ vọng chuyến đi của ông Biden tới Israel ngày 18/10 sẽ có thể hòa giải và ngăn chặn được cuộc xung đột leo thang hơn.
Với diễn biến bất ngờ này, thị trường có thể sẽ còn nhiều lo ngại về gián đoạn nguồn cung khi bất ổn vẫn đang leo thang. Trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức cao, chuyến đi của ông Biden được kỳ vọng là sẽ hạ nhiệt căng thẳng và đưa giá dầu bình ổn trở lại. Đây cũng là một phần nỗ lực để kiềm chế lạm phát.
Như vậy, việc hủy bỏ cuộc gặp như một gáo nước lạnh dội vào nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm gia tăng nguồn cung và hạ nhiệt giá dầu đang tăng cao.
Về nguồn cung, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) trong tuần kết thúc ngày 13/10 cho thấy lượng dầu tồn kho thương mại của Mỹ giảm 4,4 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự báo 300.000 thùng. Điều này cho thấy nhu cầu dầu tăng và lo ngại sản lượng không đáp ứng được nhu cầu hiện tại.
Ngoài ra, dữ liệu tăng trưởng kinh tế tích cực của Trung Quốc trong quý III cũng sẽ là một động lực thúc đẩy giá. Cụ thể, GDP Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 4,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo là 4,4%.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)