Nhu cầu cải thiện tiếp tục là yếu tố giúp đà tăng của giá đậu tương có thể được đẩy mạnh trong phiên hôm nay
Mở cửa phiên giao dịch ngày 01/11, giá đậu tương hợp đồng tháng 1 đã tiếp tục duy trì đà tăng và nới rộng khoảng cách với hỗ trợ tâm lí 1400. Những thông tin cơ bản đang dần thiên về “bullish” là yếu tố chính sẽ giúp chúng tôi duy trì quan điểm về một nhịp tăng mới của đậu tương sau giai đoạn giằng co đi ngang vừa qua.
Lượng mưa cần thiết trong thời gian gần đây ở trung tây và đồng bằng phía nam đã giúp cải thiện lượng nước trên sông Mississippi, xoa dịu lo ngại trong ngắn hạn rằng hoạt động xuất khẩu sẽ bị chậm trễ do các tàu chở ngũ cốc đi qua đều phải giảm trọng tải. Những số liệu trong báo cáo Export Inspections cũng cho thấy triển vọng nhu cầu đối với ngô Mỹ đang trở nên tích cực hơn khi khối lượng giao hàng đậu tương Mỹ trong tuần vừa rồi đã đạt hơn 2.5 triệu tấn, vượt lên trên khoảng dự đoán của thị trường. Điều này cho thấy rằng nguồn cung sẵn có vừa thu hoạch của Mỹ vẫn là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu trong giai đoạn này và thị trường vẫn chưa thể chuyển sang nguồn cung thay thế từ nước khác ngay trong ngắn hạn như một số lo ngại trước đó. Chính vì thế nên triển vọng nhu cầu đậu tương sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho giá đậu tương. Bên cạnh đó, trong báo cáo Crop Progress sáng nay, hoạt động thu hoạch đậu tương Mỹ đã bước đến giai đoạn cuối cùng. Gần 90% diện tích đã được thu hoạch và chậm hơn 1 chút so với kỳ vọng của thị trường. Đây vẫn sẽ là cơ sở và là thông tin cần theo dõi sát để đánh giá được sự thay đổi về mặt năng suất.
Xét về mặt kĩ thuật, khoảng sideway càng kéo dài, động lực biến động khi thoát khỏi xu hướng đi ngang càng mạnh. Với biên độ 1360 – 1400 được duy trì trong hơn 3 tuần vừa qua, chúng tôi cho rằng giá đậu tương sẽ có thể xác nhận 1 nhịp tăng mới trong thời gian tới.
Giá đường có khả năng tăng phiên thứ 2 liên tiêp khi tiếp tục hấp thụ thông tin hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, hai mặt hàng bông và đường diễn biến trái chiều. Trong khi đường bật tăng mạnh hơn 2% sau chuỗi 10 phiên giảm liên tiếp khi Ấn Độ gia hạn lệnh hạn chế xuất khẩu thêm 1 năm nữa, bông tiếp tục giảm và chạm mức thấp nhất trong 22 tháng qua khi đồng Dollar Mỹ tiếp tục mạnh lên.
Trong sáng nay, Dollar Index quay đầu giảm, đồng nghĩa với việc giá bông bớt đắt hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, giúp lực bán giá tăng từ đó hỗ trợ giá trong phiên sáng và có thể sẽ tiếp tục trở thành yếu tố hỗ trợ giá khi xu hướng giảm vẫn được duy trì.
Đối với đường, việc Ấn Độ gia hạn thời gian lệnh hạn chế xuất khẩu đường thêm một nam, đến 23/10 năm sau có thể sẽ tiếp tục tác động lên diễn biến giá bông trong phiên hôm nay. Bên cạnh đấy, theo dự báo mưa tiếp tục đổ bộ vào khu vực phía Đông Nam Brazil với lượng mưa dự kiến sẽ thặng dư khoảng 20 – 60 mm so với mức bình thường, khiến hoạt động thu hoạch mía bị ảnh hưởng, kéo theo nguồn cung đường có thể tạm thời suy yếu, từ đó hỗ trợ giá.
Yếu tố tỷ giá cũng là nhân tố quan trọng sẽ ảnh hưởng lên giá đường trong phiên hôm nay, Dollar Index đang suy yếu trong khi đồng Real mạnh lên thua cuộc của tổng thống đương nhiệm tại vòng bầu cử thứ 2, đồng nghĩa với việc tỷ giá USD/Brazil Real có thể sẽ giảm trong phiên hôm nay, điều này sẽ khiến người dân e ngại hơn trong việc đẩy nguồn cung ra thị trường, từ đó kéo giá đường tiếp tục đi lên.
Giá đồng ghi nhận nhịp tăng điều chỉnh nhưng nhiều khả năng sức ép bán vẫn còn tồn tại
Giá đồng đang lấy lại đà phục hồi sau đà giảm mạnh trong phiên hôm qua, được hỗ trợ chủ yếu là do sự suy yếu của đồng Dollar Mỹ và tình hình nhập khẩu đồng tích cực của Trung Quốc trong tháng 9. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế lớn trên thế giới có dấu hiệu chậm lại, thị trường đồng vẫn chưa thể bước vào một đà tăng bền vững.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, khối lượng nhập khẩu đồng chưa gia công và đồng bán thành phẩm của Trung Quốc trong tháng 9 là 509,954 tấn, tăng 25.6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng so với tháng trước đó là 2.36%. Khối lượng nhập khẩu cộng dồn từ tháng 1 đến tháng 9 là 4.41 triệu tấn, tăng 9.84% so với cùng kỳ năm trước. Lượng nhập khẩu trong tháng 9 tại Trung Quốc gia tăng chủ yếu do nhu cầu phục hồi trong mùa cao điểm truyền thống. Hơn nữa, đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục mở rộng hơn giai đoạn trước và lợi nhuận nhập khẩu cải thiện cũng đã thúc đẩy hoạt động thương mại này. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp nhập khẩu đồng của Trung Quốc giữ được đà tăng và nhiều khả năng sẽ thúc đẩy lực mua trong phiên hôm nay.
Ngoài ra, tại Trung Quốc đang có một số tin đồn được lan truyền rộng rãi rằng một ủy ban đang được thành lập để đánh giá các kịch bản về cách thoát khỏi chính sách Zero-Covid. Thông tin này nhiều khả năng cũng sẽ giúp giá đồng duy trì được sắc xanh tích cực.
Tuy vậy, đà tăng nhiều khả năng vẫn sẽ còn khá lung lay khi lĩnh vực bất động sản gặp nhiều bất lợi có thể hạn chế nhu cầu đồng trong lĩnh vực xây dựng. Ngành bất động sản của Trung Quốc đang ghi nhận khoản nợ ít nhất khoảng 292 tỷ USD vay trong và ngoài nước đến hạn đến cuối năm 2023, làm gia tăng áp lực thanh toán sau làn sóng vỡ nợ kỷ lục năm nay.
Mới đây, người sáng lập và chủ tịch của một nhà xây dựng hàng đầu Trung Quốc, Longfor Holding bất ngờ từ chức đã làm tăng thêm lo ngại về lĩnh vực bất động sản đang gặp nhiều trở ngại. Các cổ phiếu công ty xây dựng tại thị trường này ghi nhận đà sụt giảm mạnh. Do đó, bất động sản gặp khó vẫn sẽ là lực cản đáng kể đối với giá đồng.
Dầu thô nhiều khả năng duy trì đà tăng tăng khi Dollar Index giảm hỗ trợ lực mua cho các tài sản rủi ro
Giá dầu tăng mạnh trở lại trong phiên sáng khi Dollar Index hạ nhiệt tạo ra sắc xanh trên bảng giá hầu hết các mặt hàng, bất chấp thông tin tiêu cực từ nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù Fed được kỳ vọng sẽ tăng 75 điểm lãi suất trong ngày hôm nay, tuy nhiên thị trường cho rằng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm tốc quá trình tăng lãi suất trong tháng 12, với mức tăng chỉ còn 50 điểm phần trăm trong cuộc họp cuối năm. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh và Châu Âu đươc kỳ vọng sẽ mạnh tay hơn nữa nhằm khống chế lạm phát.
Chỉ còn hơn một tháng là đến ngày lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của châu Âu đi vào hiện thực. Thị trường vẫn chưa ước tính được tác động thực sự của lệnh cấm vận lần này tới nguồn cung dầu của Nga, nhất là do sự nhập nhằng trong số liệu khiến cho sự ước lượng trở nên hó khăn. Ví dụ, số lượng các chuyến tàu xuất phát từ các cảng biển Nga có điểm đến “không rõ” ngày càng lớn, có thể do các doanh nghiệp tìm cách lách luật. Ngoài ra, cũng có khả năng các chuyến tàu chở dầu Nga được giao cho người mua ngay giữa biển và trọn lẫn với các loại dầu khác nhằm che giấu nguồn gốc. Trong khi đó, theo cuộc họp trước, tháng này OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, tuy nhiên năng lực sản xuất suy yếu của các thành viên trong nước khiến cho giới phân tích đưa ra nhiều nhận định trái chiều về mức giảm thực tế. Khoảng dự đoán khá rộng từ 200,000 đến 1 triệu thùng/ngày. Điều này có thể khiến cho thị trường rơi trở lại trạng thái thâm hụt, bất chấp nhu cầu của Trung Quốc có giảm vì chính sách Zero-Covid.