Giá đậu tương vẫn đang tiếp tục đà giảm trong phiên hôm nay do triển vọng thời tiết được cải thiện trong dài hạn ở Midwest
Giá đậu tương tiếp tục đà giảm mạnh trong phiên mở cửa đầu tuần sáng nay, sau phiên chịu áp lực bán vào cuối tuần trước do triển vọng hạn hán được cải thiện hơn trong dài hạn ở khu vực Midwest. Cụ thể, trong 10 ngày tới, khô và nóng vẫn chiếm ưu thế nhưng các mô hình dự báo đang cho thấy có thể xảy ra thay đổi về lượng mưa trong khoảng 11-14 ngày.
Thông tin nhiệt độ có thể sẽ mát mẻ hơn và độ ẩm tăng lên ở một số khu vực ở Dakotas và đặc biệt là miền nam Minnesota sẽ tiếp tục tạo áp lực lên giá đậu tương trong phiên hôm nay. Điều này cũng thể hiện mức độ nhạy cảm rất cao của giá đối với các thông tin về thời tiết trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, dự báo trong dài hạn vẫn còn nhiều rủi ro và không chắc chắn nên tác động này có thể sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn đến khi các mô hình dự báo cho thấy các khung thời tiết đáng tin cậy hơn ở khu vực Midwest.

(Theo Khánh Linh – MXV)
 
Thị trường Cà phê có thể điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá cà phê trên hai sở có đợt bứt phá mạnh nhất trong vòng nhiều năm. Giá Arabica kỳ hạn tháng 9 trên sở ICE New York tăng 17% lên 189 cents/pound, tương đương với mức 4166 USD/tấn. Giá Robusta cũng bứt phá 7.5% lên 1899 USD/tấn.
Đợt sương giá nghiêm trọng nhất kể từ năm 1994 đã tấn công các bang trồng cà phê trọng điểm ở Brazil như Panara, Sao Paulo và Minas Gerais. Vốn là năm có sản lượng cao trong chu kì hai năm một của cây cà phê, nhưng sản lượng niên vụ tới được dự báo sẽ sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ việc thiếu hụt lượng mưa vào năm ngoái và nửa đầu năm nay. Và đợt sương giá này gần như chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm mối lo nguồn cung của cà phê trong năm tới.

Đối với Cà phê Robusta, triển vọng tăng giá vẫn được duy trì khi tình hình dịch ở hai nước sản xuất lớn là Việt Nam và Indonesia ngày một nghiêm trọng, khiến cho Chính phủ buộc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt. Trong tháng 7, số ca nhiễm ở Indonesia tăng đột biến khiến cho số người tử vong lên đến hơn 80,000 người. Tổng thống nước này phải tiếp tục kéo dài ngày giới hạn khẩn cấp để ứng phó với dịch bệnh. Ở Việt Nam, số ca nhiễm đã vượt mốc 100,000 người và hầu hết các địa phương đều phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị của Chính phủ. Do đó, các hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian sắp tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nguồn cung trên toàn cầu vẫn có nguy cơ bị gián đoạn.

(Theo Tiên Phạm – MXV)
 
Xu hướng giảm có thể tiếp tục được duy trì ở thị trường kim loại quý trong tuần này
Các nhà đầu tư kim loại quý vừa trải qua một tuần khó khăn khi giá Bạc và Bạch kim đồng loạt lao dốc. Sắc đỏ đã duy trì ở thị trường bạc tuần thứ 3 liên tiếp với mức đóng cửa giảm 2.2% còn 25.23 USD/ounce. Giá Bạch kim cũng giảm mạnh 4.25% còn 1061.4 USD/ounce.
Trong thời gian sắp tới, thị trường kim loại quý sẽ gặp rất nhiều sức ép từ đồng USD và các thị trường đầu tư mạo hiểm khác. Chỉ số Dollar Index tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng làm suy yếu vai trò trú ẩn an toàn của Bạc và Bạch kim. Bên cạnh đó, cả ba chỉ số thước đo của thị trường chứng khoán Mỹ là S&P 500, Dow Jones và Nasdaq đều lập đỉnh mới trong tuần giao dịch vừa qua.
Trong tuần này, chất xúc tác của thị trường kim loại quý sẽ là những tin tức đến từ cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC

Ở thị trường Bạch kim, giá giảm trong tuần rồi bật lên khi chạm cạnh dưới của Bollinger Band. Giá hiện đang được hỗ trợ bở mức 1040 USD/ounce (Fibonacci 61.8).

Hiện nay, trong bối cảnh xu hướng chưa được hình thành, các nhà đầu tư nên đứng ngoài để chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn.
(Theo Tiên Phạm – MXV)
 
Các trận lụt lớn vừa qua có thể khiến tiêu thụ dầu thô đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
Một loạt các cơn bão và lũ lụt xảy ra tuần vừa do hậu quả của biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch đến sớm hơn dự kiến.
Bất chấp cảnh báo của các nhà khoa học và các chính sách vận động, hầu hết các cam kết chống biến đổi khí hậu hiện tại chỉ mới dừng ở các cuộc thảo luận chứ chưa có các luật quy định cụ thể.
Tuy nhiên, các thiên tai lớn vừa qua có thể thúc đẩy các chính phủ đẩy nhanh các hành động. Bắt đầu từ những đợt nắng nóng bất thường từ đầu hè tại Mỹ và Canada, cho đến trận lụt lịch sử tại Đức ngày 19/7 và trận mưa lớn nhất trong 1.000 năm tại Trung Quốc tuần vừa rồi, thế giới một lần nữa được nhắc lại về những tác động của biến đổi khí hậu.
Tuần này không có nhiều thông tin cơ bản, do đó thị trường sẽ chịu tác động nhiều của các thông tin vĩ mô. Các thông tin quan trọng sắp tới là GDP quý II của Mỹ và biên bản cuộc họp của FED. Với dự báo nền kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng lớn nhất trong những tháng gần đây, xác xuất tăng trong tuần sẽ cao hơn.

(Theo Hồng Hoa – MXV)

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)