Cuộc khảo sát này đã cho thấy người dân ở Anh và Mỹ thực sự không tin tưởng hệ thống ngân hàng của họ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nước Anh chỉ xếp hạng 89 và Mỹ đứng ở vị trí 49, sau Honduras, Namibia và Peru.

11. Cộng hòa Séc
 

 

Ngành ngân hàng của Cộng hòa Séc khá bất thường khi đối tác nước ngoài cho vay vốn gần như thống trị nền kinh tế, nhưng người tiêu dùng dường như không để tâm đến điều đó và bình chọn ngân hàng tại nơi đây có mức độ an toàn đứng thứ 11 thế giới.

10. Thụy Sĩ 



Mặc dù nước này được xếp vào top 10 nhưng người dân đang dần mất niềm tin với các ngân hàng Thụy Sĩ. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) trong năm nay đã lỗ hơn 50 tỷ franc (51,8 tỷ USD), chủ yếu do đồng nội tệ tăng giá quá cao so với đồng EUR.

9. Slovakia
Giống như Cộng hòa Czech, nhóm ngân hàng nước ngoài thống trị nền tài chính của Slovakia chiếm tới 90%. Ngân hàng Áo và Ý là những ngân hàng quyền lực nhất.

8. Israel
Đứng tại vị trí thứ 8, Israel đã không xảy ra bất kỳ một cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn nào kể từ năm 1983. Nhà nước vẫn còn là cổ đông lớn tại nhiều ngân hàng tư nhân.

7. Luxembourg


 Không có gì ngạc nhiên khi Luxembourg xếp ở vị trí cao, khi mà đất nước này nổi tiếng với nền tài chính của mình. Ngân hàng Banque et Caisse d'Épargne de l'État của nước này được xếp hạng thứ 9 trong danh sách những ngân hàng an toàn nhất trên thế giới.


6. Chile

 Lĩnh vực ngân hàng của Chile là một ví dụ tốt về những tác động tích cực của một cuộc khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế của đất nước sụp đổ 13% trong năm 1982 sau một cuộc khủng hoảng ngân hàng rất lớn. Bộ luật mới được ban hành trong những năm 80 và 90 giúp Chile vươn lên trở thành một trong những nước có lĩnh vực tài chính mạnh nhất trên thế giới.

5. Na Uy

Đứng ở vị trí thứ năm, Na Uy phải chịu một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong năm 1991 mà hai trong số bốn nguồn vốn vay lớn của nó sụp đổ. Chính phủ đã phải can thiệp và thay đổi luật pháp để ổn định lĩnh vực này.

4. Phần Lan

Lĩnh vực ngân hàng của Phần Lan được chi phối bởi các ngân hàng hợp tác do đó ít gặp rủi ro. Thống đốc ngân hàng trung ương của nước này, Erkki Liikanen, là người tiên phong trong các đề xuất để phân chia ngân hàng đầu tư và các hoạt động nhận tiền gửi tại tổ chức cho vay châu Âu.

3. Úc
 
Bốn “ông lớn” trong ngành ngân hàng Úc gồm Commonwealth Bank, National Australia Bank (NAB), ANZ và Westpac mang lại niềm vui cho các cổ đông với tỉ lệ cổ tức cao chót vót, trong khi các ngân hàng nước ngoài bị kiểm soát chặt chẽ.

2. New Zealand

 

Tại vị trí thứ hai, lĩnh vực ngân hàng của New Zealand được thống trị bởi một nhóm 5 ngân hàng lớn. Với lợi nhuận khá và không có quá nhiều sự cạnh tranh đã giúp ngành ngân hàng của New Zealand phát triển lớn mạnh.

1. Canada

 

Ngân hàng Canada từ lâu đã trở thành một điển hình của sự ổn định. Cả đất nước chỉ có hai sự thất bại nhỏ của ngân hàng khu vực trong gần 100 năm qua và không hề gục ngã trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Theo Thu Hương

Bizlive

Nguồn: Bizlive