Chỉ số đôla ICE, theo dõi tỷ giá giữa USD và giỏ 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,95% xuống 93,863 điểm, sau khi chạm đáy 7 tuần trong đầu phiên.

Trong đó, euro lên cao nhất 7 tuần so với USD trước khi giảm nhẹ về 1,1487 USD và tăng gần 1% trong cả phiên. Yên cũng lên cao nhất 1 tuần rưỡi so với USD và chốt phiên 14/10 ở 118,75 yên, tăng 0,8% trong cả phiên.

Kinh tế Mỹ có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong quý III/2015 do doanh số bán lẻ tháng 9 gần như không đổi - chỉ tăng 0,1%, chỉ số giá tiêu dùng PPI giảm mạnh nhất từ đầu năm 2015 với 0,8% trong khi đà tăng giá của USD đang ảnh hưởng mạnh tới lĩnh vực sản xuất, du lịch. Mới đây, JPMorgan đã hạ dự báo GDP quý III/2015 của Mỹ 0,5 điểm % xuống còn 1% so với mức tăng trưởng 3,9% của quý trước đó.

Đây có thể sẽ là cơ sở để Fed tiếp tục trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất sang năm 2016 hoặc thậm chí lâu hơn, từ đó gây áp lực lớn lên USD.

Cùng với số liệu khả quan, việc thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên 14/10 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú đầu tư vào các tài sản rủi ro như USD.

Trong khi đó, báo cáo PPI tháng 9 của Trung Quốc (PPI tiếp tục giảm trong tháng thứ 43 liên tiếp) lại dấy lên lo ngại về nguy cơ giảm phát trên toàn cầu.

Hiện nay, giới tư nhân dự đoán chỉ có 25% cơ hội Fed sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay. Giới đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi những tín hiệu kinh tế khác trước khi Fed họp chính sách vào cuối tháng 10.

Nguyễn Dung

Theo Reuters