Chỉ số đôla WSJ, theo dõi tỷ giá giữa UD và giỏ 16 đồng tiền khác, giảm 0,6% xuống 87,35 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 24/8. Tuy nhiên sau đó, chỉ số này phục hồi nhẹ trở lại và chỉ giảm 0,4% trong cả phiên tại New York.

Trong đó, euro tăng 0,3% so với USD lên 1,128 USD, sau khi từng chạm mốc cao nhất hơn 2 tuần lúc Fed công bố biên bản họp chính sách tháng 9.

Ngoài ra, USD cũng xuống thấp nhất gần 3 tuần so với franc và giao dịch ở 0,962 franc. USD giảm phiên thứ hai liên tiếp so với yên với mức giả 0,1% xuống 120,12 yên.

Theo biên bản họp chính sách tháng 9, các quan chức Fed chưa vội nâng lãi suất trong tháng 9 do chưa được thuyết phục rằng, lạm phát tại Mỹ đã đủ mạnh để đảm bảo cho việc thắt chặt chính sách. Số liệu việc làm và báo cáo PMI dịch vụ tháng 9 của Mỹ là minh chứng điển hình cho thấy, kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu do USD suy yếu và kinh tế toàn cầu trì trệ.

Trước tình hình này, ngày càng có nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi USD với đồn đoán rằng, Fed có thể sẽ duy trì lãi suất thấp sang đến tận năm 2016.

Trong khi USD suy yếu thì thị trường chứng khoán Mỹ lại tăng điểm với S&P 500 lên cao nhất 7 tuần. Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 0.88% trong cả phiên. Ngoài ra, chỉ số Dow Jones và Nasdaq cũng lần lượt tăng 0,82% và 0,41%. Có khoảng 7,29 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ.


Cổ phiếu của tất cả 10 lĩnh vực hính thuộc S&P 500 đông tăng giá, trong đó cổ phiếu năng lượng tăng mạnh nhất với 1,9% nhờ giá dầu thô lên cao nhất 3 tháng.

Thị trường chứng khoán Mỹ được dự báo sẽ giao dịch sôi nổi hơn trong những tuần tới khi các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý.

Nguyễn Dung

Theo Reuters, WSJ