Đó là nhận định Kit Juckes, chiến lược gia toàn cầu tại ngân hàng Société Générale.
Theo vị chiến lược gia này, USD đang có mối tương quan với cả chứng khoán và lợi tức trái phiếu kể từ giữa tháng 7.
Trong 2 tháng qua, vào những ngày khi chứng khoán và lợi tức trái phiếu tăng, USD có xu hướng mạnh lên so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ, kể cả euro, yên, bảng Anh, đôla Canada, krona Thụy Điển và franc Thụy Sĩ.
Vị thế của đồng bạc xanh như đồng tiền quỹ hay như đồng tiền trú ẩn an toàn đang dần mất đi. Thay vào đó, USD trở thành phong vũ biểu phản ánh tâm lý thị trường toàn cầu, ông Juckes cho biết.
USD đang được “đối xử” rất khác so với vài năm trước và khác xa trong lịch sử.
Thông thường, vào những thời điểm thị trường biến động, giới thương nhân đổ xô vào đồng tiền dự trữ của thế giới - đồng bạc xanh. Nhưng điều này lại không diễn ra trong cơn hoảng loạn hồi tháng 8 vừa qua, ít nhất là đối với các đồng tiền trong chỉ số DXY (US Dollar Index) - thước đo giá trị của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền: euro, yên, bảng Anh, đôla Canada, krona Thụy Điển và franc Thụy Sĩ.
Một yếu tố đáng chú ý trong ví dụ này sự biến động chỉ giới hạn ở thị trường tài chính chứ không phải toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảm đạm, USD có thể lấy lại vị thế tài sản trú ẩn an toàn vốn có.
Và ngay sau cuộc Đại suy thoái, USD yếu hơn, lợi tức trái phiếu giảm và viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm đã thúc đẩy việc sử dụng đồng bạc xanh làm đồng tiền quỹ (funding currency). Điều này có nghĩa rằng giới đầu tư sẽ bán USD và sử dụng số tiền thu được để mua tài sản nước ngoài có lợi suất cao hơn trong một giao dịch gọi là carry trade (thuật ngữ trong kinh doanh ngoại hối để chỉ một hình thức đầu tư nhằm khai thác sự chênh lệch lãi suất của các loại tiền tệ trong những nền kinh tế khác nhau).
Do trái phiếu kho bạc Mỹ yêu cầu khoản tiền đáng kể liên quan đến khoản nợ bằng các đồng tiền chủ chốt khác, nên vai trò của đồng bạc xanh như đồng tiền quỹ đã bị euro thay thế.
Theo Nhật Trường
Nhịp Cầu Đầu Tư