Đây là kết luận của một nghiên cứu được Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey công bố hồi tháng 2/2015, dựa trên báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của IMF, Ngân hàng thanh toán Quôc tế và Haver Analytics.

Trong top 10 quốc gia nợ nần nhiều nhất trên thế giới, còn có Ireland (nợ trên GDP 390%);  Singapore (nợ trên GDP 382%); Bồ Đào Nha (nợ trên GDP 358%); Bỉ (nợ trên GDP 327%); Hà Lan (nợ trên GDP 325%); Hy Lạp (nợ trên GDP 317%); Tây Ban Nha (nợ trên GDP 313%); Đan Mạch (nợ trên GDP 302%).

Cũng theo McKinsey, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2014 cũng phải chịu khoản nợ lớn, tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này lên tới 233%, tăng 16% điểm trong giai đoạn 2007-2014, xếp thứ 16 thế giới.

Về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tính năm 2014, quốc gia cũng phải đang phải chịu khoản nợ với tỷ lệ nợ trên GDP lên tới 217%, xếp 22 thế giới.


Dù đang gánh "núi" nợ lớn nhất thế giới, hệ quả của chính sách vay mượn trong nhiều năm để kích thích kinh tế nhằm thoát khỏi suy thoái, Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất thế giới năm thứ 24 liên tiếp nhờ tài sản và đầu tư nước ngoài của Nhật Bản năm 2014 tăng kỷ lục.

Theo số liệu được công bố hồi  tháng 5/2015 của Bộ Tài chính Nhật Bản, tổng tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản năm 2014 tăng 13% lên 366,9 nghìn tỷ yên (3 nghìn tỷ USD), trong đó, biến động tỷ giá giúp khối tài sản này tăng 945,3 nghìn tỷ yên.

Với kỷ lục mới này, tổng tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản nhiều hơn 71% so với của Trung Quốc ngay cả khi Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới năm 2010.
Theo Minh Thái
Báo Đất Việt

Nguồn: Báo Đất Việt