Chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương MSCI trừ Nhật Bản tăng 0,4% lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11. Chỉ số tài nguyên nhạy cảm của Australia tăng 0,8% lên mức cao nhất trong gần 4 tháng.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản tăng 1,1% do đồng yên thoái lui, tính cả 9 phiên chỉ số này tăng 10%.
Trên phố Wall, chỉ số Dow Jones kết thúc phiên 19/4 tăng 0,27%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,31% đóng cửa trên 2.100 điểm lần đầu tiên trong năm 2016.
Chỉ số Nasdaq mất 0,4%, trong khi cổ phiếu Intel giảm 3% sau nhiều giờ kết quả thất vọng. Nhà sản xuất chop này đã giảm lợi nhuận doanh thu và cho biết họ sẽ cắt giảm 12.000 việc làm toàn cầu.
Giá dầu tiếp tục mô hình dao động răng cưa hiện nay, giảm trở lại tại châu Á sau khi tăng mạnh trong phiên hôm qua. Dầu thô Brent mất 58 cent xuống 43,44 USD/thùng, trong khi dầu thô của Mỹ mất 73 cent xuống 40,35 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng do cuộc đình công tại Kuwait làm giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày, một phần bù trừ cho sự thất bại của các nhà sản xuất dầu về đóng băng sản lượng.
Đồng, quặng sắt, vàng và bạc tất cả giữ ở mức tăng mạnh, với vàng đạt tới 1.250,20 USD/ounce. Điều đó giúp nâng giá các tiền tệ hàng hóa, và đồng đô la Australia lên mức cao nhất không được thấy kể từ tháng 6 tại 0,7827 USD.
Đồng đô la Mỹ vẫn tăng do một đồng yên suy yếu đạt tới 109,22 yên, tăng từ đáy 107,75 yên hôm thứ hai.
Đồng euro tăng lên 1,1358 USD từ mức thấp 1,1234 USD đã thiết lập trong tuần trước. Giới thương nhân cho biết hiện nay phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB.
Trong tháng 3, chủ tịch ECB Mario Draghi đã tung ra một gói kích thích tích cực nhưng đã làm mất ảnh hưởng bởi gợi ý không tiếp tục cắt giảm lãi suất, điều này làm đồng euro tăng giá.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters

Nguồn: Reuters