Viện kinh tế Ifo tại Munich cho biết chri số môi trường kinh doanh dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng với 7.000 công ty đã giảm xuống 106,5 trong tháng 4 từ mức 106,7 trong tháng 3.
Ifo cho biết số liệu này vẫn cao hơn mức trung bình trong dài hạn của cuộc khảo sát, nhưng cũng là tháng giảm thứ 4 trong 5 tháng và dưới mức dự báo 107,0 của Reuters.
Nhà kinh tế Klaus Wohlrabe của viện Ifo cho biết tâm trạng trong nền kinh tế Đức là tốt nhưng không hào hứng, liên quan tới lo ngại về xuất khẩu đang suy yếu liên quan tới suy giảm tại Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của Đức.
Sự sụt giảm tổng thể là do sự suy giảm tâm lý trong doanh số bán buôn và lĩnh vực bán lẻ, trong khi môi trường trong sản xuất và xây dựng đã cải thiện.
Số liệu gần đây đã cho thấy một bức tranh lạc quan về kinh tế Đức, với sản lượng công nghiệp mạnh hơn dự kiến trong đầu năm nay và xuất khẩu phục hồi trở lại trong tháng 2.
Điều này đã dấy lên hy vọng một nền kinh tế theo xu hướng tăng tốc. Viện kinh tế hàng đầu của Đức dự đoán tăng trưởng hàng quý sẽ tăng gấp đôi lên 0,6% trong quý 1 so với quý trước đó.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski tại ngân hàng ING cho biết số liệu này cho thấy những lo ngại của suy giảm mạnh toàn cầu có vẻ phóng đại, chỉ ra sự phục hồi trong nước của nền kinh tế Đức.
Tuy nhiên, với việc sản xuất vẫn đang vật lộn để đạt được đà tăng và các công ty Đức mất năng lực cạnh tranh, điều này là không rõ ràng nếu mô hình tăng trưởng mới dựa trên tiêu dùng của nền kinh tế này là ổn định.
Brzeski cho biết một bức tranh đáng lo ngại hơn đang nổi lên. Nền kinh tế không thể được thúc đẩy dài hơn bằng mô hình thành công cũ mà là các yếu tố mới: tiêu dùng, xây dựng và dịch vụ.
Liên đoàn công nghiệp Đức BDI cho biết thành công của lĩnh vực này ngày càng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như giá dầu rẻ, mức lãi suất thấp trong lịch sử và đồng euro yếu. Họ đã kêu gọi chính phủ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Với tiêu thụ tư nhân mạnh mẽ và chi tiêu nhà nước tăng đang thay thế xuất khẩu là trụ cột chính của tăng trưởng, chính phủ dự kiến tăng trưởng 1,7% trong năm 2016 và 1,5% trong năm 2017. Kinh tế Đức tăng 1,7% trong năm 2015.
Số liệu tổng sản phẩm quốc nội quý 1 của Đức phát hành vào 13/5.
BDI hiện nay dự kiến tăng trưởng GDP của Đức là 1,5 đến dưới 2% trong năm 2016, giảm so với dự báo trước ở mức gần 2%.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters

Nguồn: Reuters