Tiến độ thu hoạch ở Brazil đang được đẩy nhanh, giá đậu tương sẽ khó vượt lên 1700 trong phiên hôm nay
Mở cửa phiên giao dịch 21/03, các mặt hàng trong nhóm đậu tương đều đang đồng loạt tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng như những mặt hàng khác trong nhóm nông sản, giá đậu tương vẫn chỉ đang giằng co với biên độ lớn trong khoảng đi ngang. Theo đánh giá của chúng tôi, các yếu tố cơ bản hiện tại đối với đậu tương đang thiên về tác động ”bearish” do triển vọng nguồn cung ở Nam Mỹ đang dần tích cực hơn. Mặc dù vậy, thị trường vẫn cần có yếu tố đủ mạnh và bất ngờ để khiến giá xác nhận thoát khỏi xu hướng sideway trong giai đoạn vừa qua.
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm của nước này đã tăng đáng kể so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, các đơn hàng chủ yếu lại đến từ Brazil, khi khối lượng đậu tương có nguồn gốc từ nước này đã tăng hơn 2 lần so với niên vụ trước. Trong khi đó, nhập khẩu đậu tương từ Mỹ lại giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái. Cam kết thoả thuận thương mại giữa Mỹ - Trung dười thời Tổng thống Trump đã khiến cho thương mại tăng vọt. Tuy nhiên, khi đã hết ràng buộc, Trung Quốc có thể sẽ ưa chuộng nguồn cung từ Brazil hơn nhờ mức giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, tốc độ thu hoạch đậu tương ở quốc gia Nam Mỹ này cũng được đẩy nhanh giúp xuất khẩu sớm hơn sẽ là yếu tố tác động “bearish” đối với đậu tương trong trung hạn.
Bên cạnh các yếu tố cơ bản vẫn chưa có quá nhiều thay đổi đáng kể, nhà đầu tư cũng nên chú ý các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng của đậu tương, đặc biệt là trong giai đoạn giá vẫn duy trì xu hướng đi ngang. Các vùng giá 1655 và 1690 là các vùng nhạy cảm mà có thể sẽ đẩy giá bật trở lại khi chạm. Nhà đầu tư nên quan sát phản ứng giá và mở vị thế trước với khoảng Stop Loss ngắn và kỳ vọng giá chạm mức chặn còn lại.
Khánh Linh
 
Triển vọng tiêu thụ tích cực sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cà phê duy trì đà tăng trong phiên hôm nay
Thị trường cà phê trong tuần vừa qua diễn biến trái chiều nhau với giá cà phê Arabica trên Sở ICE US giảm 0.8% xuống 220 cents/pound, giá cà phê Robusta trên Sở ICE EU tăng 3.4% lên mức 2167 USD/tấn.
Đối với mặt hàng cà phê Arabica, giá đang giằng co trước nhưng thông tin trái chiều nhau liên quan đến nguồn cung và triển vọng tiêu thụ. Cụ thể, tại Brazil sản lượng cà phê trong năm 2022 được dự đoán sẽ đạt 61.1 triệu bao, thấp hơn 12% so với năm 2020, trong đó sản lượng Arabica đạt 38.8 triệu bao, giảm 23% so với cùng giai đoạn. Do Brazil có chu kỳ trồng cà phê 2 năm nên đó sản lượng trong năm 2022 được so sánh với năm 2020 để có thể đánh giá chính xác tiến độ sản xuất. Tuy nhiên thông tin trên sẽ chỉ hỗ trợ giá Arabica hồi phục trong trung hạn do hiện tại tồn kho mặt hàng này trên Sở ICE đang duy trì ổn định đà hồi phục.
Xét về nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong năm 2021 đã đạt mức cao kỷ lục với hơn 39 nghìn tấn, kim ngạch trị giá hơn 916 triệu USD. Với hơn 83 nghìn quán cà phê hiện có, dự kiến triển vọng tiêu thụ của quốc gia này trong năm 2022 sẽ tiếp tục tăng lên sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định trở lại. Do đó giá cà phê Arabica vẫn có nhiều động lực để bứt phá trong giai đoạn tới.
Xét về yếu tố kỹ thuật, giá trong phiên cuối tuần đã vượt qua mốc kháng cự tâm lý 220 cents nhưng chưa thể bứt phá mà vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Trong phiên hôm nay giá có thể tiếp tục đà tăng vượt qua khỏi vùng giá này.
Ở một diễn biến khác, giá cà phê Robusta đã duy trì được đà tăng trong tuần do tồn kho cà phê trên Sở ICE EU liên tục giảm. Tuy nhiên, nguồn cung được dự báo sẽ hồi phục trở lại do Brazil và Colombia chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch, trong đó sản lượng Robusta của Brazil được dự báo sẽ đạt 22.3 triệu bao, tăng 2.9 triệu bao so với năm 2020. Chỉ số RSI của Robusta vẫn chưa vượt qua vùng quá bán nên giá có thể hướng tới vùng 2200 USD trong phiên hôm nay.
Hà Linh
 
Dịch bệnh ở Trung Quốc có thể khiến cho giá đồng kết thúc chuỗi tăng giá trong phiên hôm nay
Sắc xanh quay trở lại với thị trường đồng trong tuần vừa qua, khi mà giá đóng cửa cao hơn 2.5% lên 4.74 USD/pound.
Giá đồng gặp nhiều sức ép trong các phiên đầu tuần khi trước lo ngại về việc Fed tăng lãi suất, tuy nhiên trong ba phiên cuối tuần, sức ép nguồn cung từ Peru, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, và những nới lỏng trong công tác phòng chống dịch của Trung Quốc đã khiến giá tăng tổng cộng 5%.
Hiện nay, chất xúc tác mạnh mẽ nhất đối với thị trường đồng vẫn là những tin tức đến từ Trung Quốc. Hiện nước này đang có hơn 100,000 ca nhiễm Covid-19 và cũng tiến hành đóng của một số địa điểm đông người như Disney Land Thượng Hải. Tuy nhiên, từ trước đến nay những thông tin về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới luôn phản ánh chưa được đầy đủ so với sự thật, nhiều khả năng số ca nhiễm ở Trung Quốc nhiều hơn con số 130,000 ca rất nhiều và có nguy cơ lây lan mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các hoạt động vận chuyển đồng trong nước cũng bị đình trệ rất nhiều và người mua có thể khó tiếp cận nguồn hàng theo đúng kế hoạch.
Trong bối cảnh các nhà chức trách tìm cách giảm thiểu tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đồng của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm và làm gia tăng sức bán. Hiện mức tồn kho trên Sở Thượng Hải đã giảm về dưới 61,000 tấn, và cũng là mức thấp nhất nếu xét cùng thời điểm trong vòng 5 năm trở lại đây. Con số này cũng phản ánh tình trạng tiêu thụ kém của Trung Quốc, cộng với việc giá đồng hiện đang ở mức cao, chỉ cách đỉnh cao nhất mọi thời đại chưa đến 7% nên sẽ càng làm suy yếu sức mua.
Từ điểm nhìn kỹ thuật, xu hướng giảm của giá đồng đã dần lộ ra. Giá bật giảm ngay khi gặp mức kháng cự 4.75 (Fibonacci 50). Chỉ số RSI hiện vẫn ở trên mức 50 điểm nhưng lực bán đang trở nên mạnh hơn. Giá đồng rất có thể sẽ test lại đường trendline hỗ trợ trong tuần này. Vì thế các nhà đầu tư có thể canh bán ở mức 4.7 – 4.6 USD/pound.