Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 10/2019 tăng 20,4%, tháng 11/2019 tăng tiếp 6,9%, đạt 1,7 tỷ USD; so với tháng 11/2018 cũng tăng 11,6%. Tính chung, xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đầu năm 2019 tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 16,55 tỷ USD.
Những thị trường hàng đầu về tiêu thụ giày dép của Việt Nam đạt kim ngạch trên tỷ USD, đó là Mỹ, EU, Trung Quốc, Bỉ; trong đó xuất sang Mỹ đạt trên 5,96 tỷ USD, chiếm 36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 13,3% so với 11 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu sang thị trường EU đạt trên 4,54 tỷ USD, chiếm 27,5%, tăng 8,3%. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,63 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ, chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch; Bỉ đạt 1,05 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ, chiếm 6,4%.
Dẫn nguồn tin từ Congthuong.vn, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết từ năm 2015 đến nay, ngành da giày Việt Nam liên tục đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc), ước tính cả năm 2019, xuất khẩu đạt mục tiêu 22 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2018.
Hiện Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó có 70 nước đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.
Năm 2019 hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam tăng trưởng ổn định, duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống. Top 5 thị trường có kim ngạch lớn nhất, chiếm trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam bao gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22 tỷ USD, nhưng đóng góp chủ yếu cho kim ngạch xuất khẩu là khối doanh nghiệp FDI, với 15,1 tỷ USD, chiếm 75,8%. Tuy nhiên, khoảng cách của doanh nghiệp FDI và trong nước đã thu hẹp, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng từ 19,7% (năm 2017) lên 24,2% (năm 2019). Đây là dấu hiệu tốt, khẳng định sự phục hồi của các doanh nghiệp da giày trong nước.
Từ những tín hiệu tích cực trên, năm 2020, Lefaso dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm da giày tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tăng. Vì theo các chuyên gia quốc tế, từ năm 2020 nguy cơ đối đầu thương mại Mỹ - Trung; giữa Mỹ với các đối tác thương mại khác ở châu Âu, Ấn Độ… sẽ giảm dần và nền kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi. Các đơn hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định FTA, thay thế cho sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Lefaso dự báo năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình của ngành tăng khoảng 11%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%, kim ngạch xuất khẩu đạt 24 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10% so với năm 2019.

Xuất khẩu giày dép 11 tháng đầu năm 2019

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 11/12/2019 của TCHQ)

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 11/2019

So với tháng 10/2019 (%)

11 tháng đầu năm 2019

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng cộng

1.703.883.552

6,94

16.549.478.597

12,99

100

Mỹ

557.859.767

3,52

5.961.562.580

13,31

36,02

Trung Quốc đại lục

193.475.684

17,99

1.634.482.765

20,83

9,88

Bỉ

113.966.767

-1,32

1.051.758.031

20,2

6,36

Đức

100.205.000

4,73

903.001.314

6,85

5,46

Nhật Bản

87.088.163

29,89

880.881.148

14,78

5,32

Hà Lan

74.153.171

9,82

667.634.367

14,95

4,03

Anh

49.633.068

-9,12

582.971.909

-0,48

3,52

Hàn Quốc

56.306.668

18,84

547.423.533

21,82

3,31

Pháp

40.287.081

15,96

469.155.430

4,36

2,83

Canada

38.754.660

13,02

352.973.765

18,48

2,13

Mexico

29.076.229

-6,14

285.568.845

14,33

1,73

Italia

30.649.107

5,53

274.461.149

-0,88

1,66

Australia

30.736.706

-10,59

273.231.202

18,05

1,65

Tây Ban Nha

22.866.527

-8,05

214.173.833

-8,76

1,29

Hồng Kông (TQ)

21.818.780

33,23

178.050.075

7,06

1,08

Brazil

19.074.025

22,09

158.735.586

3,99

0,96

Nga

20.194.212

-8,53

150.363.268

37,99

0,91

Đài Loan(TQ)

19.077.098

66,64

143.167.510

18,75

0,87

U.A.E

13.832.057

-3,78

135.665.325

33,83

0,82

Ấn Độ

9.964.544

-11,55

118.620.255

28,53

0,72

Panama

13.227.174

9,2

118.599.822

12,11

0,72

Chile

13.052.237

-15,95

117.953.889

-11,71

0,71

Slovakia

9.947.566

16,52

99.647.020

4,64

0,6

Nam Phi

6.206.171

-37,81

97.865.794

-2,32

0,59

Singapore

9.762.388

-4,28

79.539.613

14,79

0,48

Indonesia

6.460.006

15,26

68.790.480

27,53

0,42

Thái Lan

8.368.659

44,68

66.792.795

10,98

0,4

Philippines

5.814.817

-31,79

66.178.116

21,23

0,4

Séc

11.837.107

537,58

65.190.058

29,85

0,39

Achentina

4.942.550

-23,17

64.230.338

-24,1

0,39

Malaysia

7.776.286

50,4

64.073.448

11,93

0,39

Thụy Điển

7.389.658

4,03

62.739.740

3,55

0,38

Pê Ru

4.575.521

-49,81

62.135.192

 

0,38

Israel

5.873.869

21,24

45.573.040

22,65

0,28

New Zealand

4.266.451

-0,37

36.198.158

29,58

0,22

Ba Lan

5.188.993

39,93

35.762.678

0,46

0,22

Thổ Nhĩ Kỳ

5.386.454

4,56

32.557.827

-5,59

0,2

Hy Lạp

1.973.963

-49,67

28.536.632

7,87

0,17

Thụy Sỹ

4.948.993

47,14

28.334.672

17,9

0,17

Đan Mạch

2.747.780

50,69

26.138.997

-13,07

0,16

Áo

2.393.044

-8,36

24.039.027

-0,34

0,15

Colombia

2.595.338

9,73

23.655.320

 

0,14

Phần Lan

1.845.509

-30,05

20.113.761

1,9

0,12

Na Uy

2.262.257

199,35

16.465.649

4,25

0,1

Ukraine

1.944.325

3,5

11.020.681

35,51

0,07

Luxembourg

1.564.999

-20,08

10.607.570

 

0,06

Bồ Đào Nha

453.022

319,22

4.398.191

-2,83

0,03

Hungary

602.277

371,21

2.228.289

21,58

0,01

Nguồn: VITIC