Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam xuất khẩu, chiếm 57,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau qua của cả nước, đạt 139,07 triệu USD, giảm12,8% so với tháng 12/2022 và giảm 6,6% so với tháng 1/2022.
Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 12,26 triệu USD, giảm 21,2% so với tháng 12/2022 và giảm 45% so với tháng 1/2022, chiếm 5%; Nhật Bản đạt 11,02 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng 12/2022 và giảm 6,8% so với tháng 1/2022, chiếm 4,6%; Hàn Quốc đạt 10,06 triệu USD, giảm 39,7% so với tháng 12/2022 và giảm 17,6% so với tháng 1/2022, chiếm 4,2%...
Nửa đầu tháng 2 (1-15/2/2023), kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 164,3 triệu USD, nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm 2023 đến 15/2/2023 lên 405,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 10,5% (tương đương tăng hơn 38 triệu USD). Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh xuất khẩu cả nước giảm tốc trong hơn 1 tháng qua của năm 2023. Sự khởi đầu ấn tượng là tiền đề tích cực để ngành hàng nông sản quan trọng này hướng đến mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2023.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, năm 2023 tăng trưởng xuất khẩu ngành hàng rau quả có thể lên đến 20% và đạt kim ngạch 4 tỷ USD. Dự báo nêu trên hoàn toàn có sở khi thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng rau quả là Trung Quốc đã có mở cửa toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc từ đầu năm 2023, sau thời gian dài tạm dừng hoặc hoạt động nhỏ giọt để phòng, chống dịch Covid-19. Đơn cử như tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai), từ đầu năm đến 15/2, đã có hàng chục nghìn tấn hàng nông sản xuất khẩu, tổng kim ngạch đạt hơn 40,2 triệu USD. Hàng nông sản xuất khẩu làm thủ tục tại đây khá đa dạng, trong đó 4 nhóm hàng có lượng xuất khẩu đạt từ 10.000 tấn/nhóm trở lên gồm: sắt lát khô, dưa hấu, thanh long, chuối.

Xuất khẩu rau quả tháng 1/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD  

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường tháng 1/2023 giảm 17,5%

Nguồn: Vinanet/VITIC