Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 1,05 triệu tấn, trị giá 357,83 triệu USD, giá trung bình 340,5 USD/tấn, tăng 14,5% về lượng, tăng 1,8% về kim ngạch nhưng giảm 11% về giá so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng mặt hàng sắn lát, ước đạt 310.919 tấn, trị giá 68,28 triệu USD, tăng 56,6% về lượng và tăng 71,8% về kim ngạch, giá xuất khẩu bình quân tăng 9,7%, lên mức 219,6 USD/tấn.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 91% thị phần xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam, đạt 959.211 tấn, tương đương 324,72 triệu USD, giá trung bình 338,5 USD/tấn, tăng 17,2% về lượng, tăng 3,6% về kim ngạch nhưng giảm 11,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn chỉ tăng nhẹ về kim ngạch do nhu cầu mua sắn lát từ Trung Quốc chậm lại, giá cồn tại Trung Quốc giảm bởi giá dầu và giá cồn thế giới giảm.
Tại thị trường trong nước, nguồn cung thấp đẩy giá sắn nguyên liệu từ đầu tháng 5/2020 đến nay có xu hướng tăng. Do thời tiết nắng nóng và chưa đến vụ thu hoạch nên lượng sắn về các nhà máy không nhiều, giá sắn tươi tại Tây Ninh, Đắk Lắk vẫn ổn định từ 2.400 - 2.600 đồng/kg, loại 30% bột.
Mùa thu hoạch chính của sắn thường vào giữa mùa mưa đến cuối mùa mưa, tầm tháng 9, tháng 10 cho đến cuối năm. Hiệp Hội sắn Việt Nam cho hay, hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến sắn tại Việt Nam đã nghỉ vụ sản xuất, nguồn sắn lát tồn kho vụ 2019 - 2020 của Việt Nam ở mức thấp, khoảng 300 nghìn tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 nên nhu cầu mua hàng từ thị trường Trung Quốc những tháng đầu năm 2020 giảm mạnh. Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam khoảng 225 USD/tấn FOB cảng Quy Nhơn. Trong khi đó, giá chào bán tinh bột sắn của các nhà máy Việt Nam đang chào bán mức giá trong khoảng 420 - 425 USD/tấn FOB cảng Hồ Chí Minh.
Các chuyên gia nhận định, hiện mặt hàng sắn lát đang có nhiều cơ hội khi Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi ngành chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi dẫn đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Giá xuất khẩu sắn lát vẫn tiếp tục tăng do khan hiếm nguồn cung trong nước của Trung Quốc trước bối cảnh bệnh khảm lá sắn tiếp tục bùng phát, lây lan trên diện rộng, nguy cơ sản lượng sắn năm nay có thể sẽ giảm khi nhiều diện tích bị mất trắng.
Dự báo, trong ngắn hạn xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sẽ ổn định hơn so với đầu năm 2020 do tình hình dịch Covid- 19 đang được kiểm soát tốt. Tại Trung Quốc, công suất sản xuất của các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã đạt gần 80% so với mức bình thường vào cuối tháng 2/2020.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 4 tháng đầu năm 2020
(Theo số liệu của TCHQ công bố ngày 13/5/2020)
Thị trường
|
4 tháng đầu năm 2020
|
So với cùng kỳ năm 2019(%)
|
Tỷ trọng (%)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng cộng
|
1.050.858
|
357.826.957
|
14,53
|
1,81
|
100
|
100
|
Riêng sắn lát
|
310.919
|
68.278.722
|
56,62
|
71,75
|
29,59
|
19,08
|
Trung Quốc
|
959.211
|
324.723.618
|
17,22
|
3,58
|
91,28
|
90,75
|
Hàn Quốc
|
39.323
|
10.849.816
|
-3,45
|
-7,95
|
3,74
|
3,03
|
Malaysia
|
16.968
|
7.061.982
|
86,46
|
73,45
|
1,61
|
1,97
|
Đài Loan (TQ)
|
14.778
|
6.055.395
|
52,51
|
37,41
|
1,41
|
1,69
|
Philippines
|
4.300
|
1.678.928
|
-66,3
|
-69,3
|
0,41
|
0,47
|
Nhật Bản
|
1.500
|
686.774
|
3.471,43
|
1.584,47
|
0,14
|
0,19
|
Pakistan
|
244
|
159.559
|
16,75
|
30,7
|
0,02
|
0,04
|