Trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường pháp trong năm 2022, đạt 669,5 triệu USD, giảm 7,5%, chiếm 18,1% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp theo là hàng dệt may, đạt 658 triệu USD, tăng 21,6%, chiếm 17,8% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp sau là mặt hàng giày dép các loại đạt 634,7 triệu USD, tăng 40,8%, chiếm 17,1% tỷ trọng xuất khẩu.
Trong năm 2022, một số mặt hàng xuất khẩu sang Pháp có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước đó: Đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 38,4%; cà phê tăng 104,6%; cà phê tăng 94,5%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 43,1%.
Nông sản, thực phẩm nhập khẩu cung cấp tới 20% lượng tiêu dùng nội địa hằng năm tại Pháp. Mặc dù là cường quốc đại dương lớn thứ hai thế giới, song theo số liệu, gần 2/3 lượng tôm, cá tiêu thụ tại Pháp được nhập khẩu. Đồng thời, hơn một nửa lượng rau, quả tiêu dùng tại Pháp được nhập khẩu.
Ngoài nguyên nhân do diện tích trồng trọt liên tục giảm, một trong những lý do quan trọng khác là sự gia tăng không ngừng nhu cầu của thị trường đối với nhóm hàng nước trái cây và trái cây nhập khẩu (như trái bơ, xoài, thanh long…).
Mặc dù Pháp là quốc gia đứng đầu châu Âu về canh tác hữu cơ, nhưng với nhu cầu tăng cao, nguồn cung sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước này cũng chỉ đủ cung cấp cho 67% nhu cầu nội địa. Vì vậy, tới 1/3 thực phẩm hữu cơ tiêu dùng nội địa tại Pháp phải nhập khẩu.
Số liệu xuất khẩu sang Pháp năm 2022
(Tính toán số liệu công bố ngày 10/1 của TCHQ)