Kim ngạch nhập khẩu nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của Việt Nam trong tháng 4/2017 đạt  500,9 triệu USD, giảm 3,4% so với tháng 3/2017. Tính chung cả 4  tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước đạt hơn 1,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với trên 675,1 triệu USD, chiếm 39% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc với trên 238,3 triệu USD, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch, giảm 1,7%; Đài Loan với 166,8 triệu USD, chiếm 9,6%, tăng 6,5%; Hoa Kỳ 104,3 triệu USD, chiếm 6%, tăng 10,3%.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ 25 thị trường chủ yếu, thì có 15 thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 10 thị trường bị sụt giảm kim ngạch; trong đó nhập khẩu tăng mạnh từ một số thị trường như:  Achentina (tăng 53,3%, đạt 15,7 triệu USD); Áo  (tăng 52%, đạt  0,7 triệu USD); Singapore (tăng 35,5%, đạt 0,6 triệu USD); Pháp (tăng 23,4%, đạt 2,2 triệu USD).

Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh từ các thị trường như Tây Ban Nha, Anh và Canada, với mức giảm tương ứng 38,53%, 31% và 48,2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng thị trường Ấn Độ, thì Việt Nam mới nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may khoảng 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Hiện nay, khó khăn nhất đối với ngành dệt may là việc thiếu nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu kỹ thuật từ các Hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia, nguồn nguyên liệu Việt Nam lâu nay phụ thuộc lớn từ phía Trung Quốc, do đó muốn phát triển cần phải thay đổi công nghệ mới, đa dạng nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh đó, việc mở rộng và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may với Ấn Độ là một trong những giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việc các doanh nghiệp Ấn Độ liên kết hợp tác với các nhà máy dệt, sợi Việt Nam để tạo ra chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu sẽ là phương án khả thi. Điều này cùng mang lại lợi ích cho hai phía và qua đó giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động được nguồn nguyên phụ liệu.

Để quảng bá rộng rãi về thị trường nhập khẩu, sắp tới từ ngày 30/6/2017 đến 2/7/2017 triển lãm Dệt Ấn Độ (Textiles India 2017) được tổ chức tại Ấn Độ, sẽ có các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và các nước trên thế giới tham gia giới thiệu toàn bộ chuỗi giá trị ngành dệt may. Tại triển lãm sẽ giới thiệu tới người tham quan từ nông trang cung cấp nguyên liệu đến nhà sản xuất ra xơ, sợi, vải sản phẩm. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thêm một nguồn cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất và nếu tận dụng được tốt thì việc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh mặt hàng có chất lượng cao và xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.

Hiện nay, sản phẩm dệt may Ấn Độ không chỉ cạnh tranh nhờ ưu điểm về chất lượng mà còn về giá cả. Các sản phẩm vải, sợi tự nhiên, bông và nguyên phụ liệu dệt may của Ấn Độ có chất lượng tốt, đa dạng.

Theo cam kết trong Hiệp định FTA ASEAN – Ấn Độ và tương lai là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) , dệt may là một trong số những mặt hàng hai bên Việt Nam và Ấn Độ cam kết sẽ giảm thuế, vì vậy giá cả sẽ tương đối phù hợp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 4 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

Thị trường

4T/2017

4T/2016

+/-(%) 4T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.737.356.153

1.604.185.436

+8,30

Trung Quốc

675.101.798

586.424.117

+15,12

Hàn Quốc

238.264.432

242.373.818

-1,70

Đài Loan

166.783.029

156.601.779

+6,50

Hoa Kỳ

104.264.189

94.524.702

+10,30

Thái Lan

74.231.309

62.685.536

+18,42

Hồng Kông

73.566.179

70.769.715

+3,95

Nhật Bản

71.807.652

59.769.677

+20,14

Italia

68.599.834

66.992.012

+2,40

Braxin

47.496.563

57.179.901

-16,93

Ấn Độ

32.304.574

31.336.153

+3,09

Achentina

15.692.680

10.237.862

+53,28

Indonesia

14.462.210

11.854.485

+22,00

Đức

12.306.239

9.679.205

+27,14

Malaysia

10.187.305

10.227.243

-0,39

NewZealand

8.510.005

7.159.666

+18,86

Australia

8.286.768

9.943.191

-16,66

Pakistan

6.619.150

7.490.553

-11,63

Canada

4.217.748

8.140.695

-48,19

Anh

3.941.853

5.740.244

-31,33

Tây Ban Nha

3.223.898

5.244.728

-38,53

Pháp

2.221.383

1.800.344

+23,39

Ba Lan

2.203.957

2.900.310

-24,01

Hà Lan

830.967

962.769

-13,69

Áo

660.331

433.965

+52,16

Singapore

569.703

420.319

+35,54

Nguồn: Vinanet