Tính từ đầu năm đến hết tháng 1/2017, cả nước đã nhập khẩu 103,7 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 52,8 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với tháng 12/2016, lượng khí hóa lỏng nhập khẩu giảm 0,9% về lượng nhưng tăng 10,6% về trị giá, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.
Việt Nam nhập khẩu khí hóa lỏng chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 48,9% tổng lượng khí nhập khẩu, đạt 50,7 nghìn tấn, trị giá 27 triệu USD, tăng 27,48% về lượng và tăng 39,89% về trị giá, đây cũng là thị trường nhập khẩu có tốc độ tăng mạnh.
Đáng chú ý, thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong tháng đầu năm 2017 có thêm UAE với lượng nhập lớn, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, đạt 46,1 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD.

Kế đến là Indonesia và Hàn Quốc, tốc độ nhập khẩu khí hóa lỏng từ hai thị trường này đều suy giảm cả lượng và trị giá, trong đó giảm mạnh nhất là Hàn Quốc, giảm lần lượt 88,59% về lượng và giảm 84,16% về trị giá tương ứng với 17 tấn, trị giá 26 nghìn USD.

Mới đây, Bộ Công Thương công bố danh sách thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; danh sách thương nhân phân phối khí theo Nghị định số 19 về kinh doanh khí.
Cụ thể, chỉ có 8 doanh nghiệp được xuất, nhập khẩu khí gồm: Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc, Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty cổ phần dầu khí V-Gas, Công ty TNHH MTV Dầu khí Tp. HCM, Tổng công ty Gas Petrolimex, Công ty cổ phần kinh doanh Khí miền Nam, Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ sản xuất Hồng Mộc.
Ngoài ra, 35 doanh nghiệp cũng đạt điều kiện để phân phối khí như: Công ty TNHH Elf Gaz Đà Nẵng, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đông, Công ty TNHH TM Dầu khí Tp. HCM, Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng, Công ty cổ phần Vật tư thiết bị dầu khí Việt Nam, Công ty TNN Dầu khí Gia Định, Công ty cổ phần Việt Xô Gas, Công ty TNHH Dầu tư dầu khí Hà Nội, Công ty TNHH Khí hoá lỏng Nghệ An, Công ty cổ phần Thương mại và Phát triển Thăng Long…

Nguồn: Vinanet