Nâng lượng ô tô nhập về 9 tháng tính từ đầu năm 2018 lên 40,2 nghìn chiếc các loại, đạt 922,7 triệu USD giảm 43,7% về lượng và 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Đông Nam Á là thị trường mà có lượng ô tô nhập về nhiều nhất 35,7 nghìn chiếc các loại, chiếm 88,6% trong tổng số lượng, đạt 696,37 triệu USD, giảm 15,84% về lượng và 9,03% trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2018, lượng ô tô nhập về từ thị trường này đạt 10,6 nghìn chiếc, trị giá 206,3 triệu USD, tăng 19,14% về lượng và 18,66% trị giá so với tháng 8/2018, so với tháng 9/2017 tăng gấp 3,5 lần về lượng (tức tăng 245,02%) và gấp 3,6 lần trị giá (tức tăng 263,33%).
Trong số đó Thái Lan là thị trường được nhập nhiều nhất 29,5 nghìn chiếc (chiếm 82,8% thị phần trong khu vực), đạt 593,3 triệu USD, tăng 11,27% về lượng và 22,57% trị giá so với cùng kỳ. Kế đến là thị trường Indonesia đạt 6,1 nghìn chiếc (chiếm 17,1%) đạt 102,9 triệu USD, giảm 61,29% về lượng và giảm 63,4% trị giá…
Đối với thị trường EU tốc độ nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2018 đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 43,14% và 48,34% tương ứng với 763 chiếc; 42,8 triệu USD.
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2018 lượng ô tô nhập khẩu từ các thị trường đều sụt giảm, số thị trường này chiếm 83,3%, trong đó giảm mạnh nhập từ thị trường Ấn Độ 99,01% chỉ với 54 chiếc, kế đến là thị trường Hàn Quốc giảm 95,12% với 310 chiếc và thị trường Mỹ giảm 87,82% với 308 chiếc.
Ngược lại, số thị trường với lượng nhập tăng trưởng chỉ chiếm 16,67% và tăng mạnh nhập từ thị trường Pháp 68,42% tuy chỉ đạt 32 chiếc.

Thị trường nhập khẩu ô tô 9 tháng năm 2018

Thị trường

9T/2018

+/- so với cùng kỳ 2917 %)*

Lượng (chiếc)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Thái Lan

29.596

593.393.604

11,27

22,57

Indonesia

6.139

102.979.630

-61,29

-63,4

Nhật Bản

886

45.358.324

-65,3

-46,93

Trung Quốc

766

19.002.394

-87,52

-91,85

Đức

595

30.434.677

-41,44

-49,65

Nga

392

29.085.344

-19,67

18,9

Hàn Quốc

310

21.791.955

-95,12

-84,43

Hoa Kỳ

308

17.082.405

-87,82

-75,86

Anh

136

8.579.228

-55,7

-55,91

Ấn Độ

54

533.368

-99,01

-98,19

Pháp

32

3.799.793

68,42

28,22

Canada

20

940.141

-51,22

-46,49

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Sự kiện ra mắt sản phẩm ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt tại triển lãm Paris Motor Show 2018 vừa qua của VinFast là niềm tự hào và cũng là bước ngoặt của nền công nghiệp trong nước.
Ngành công nghiệp ô tô trong nước vẫn ở mức độ lắp ráp và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Việc sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản). Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, cuộc chơi ôtô của Việt Nam đã dần thay đổi khi VinFast ra đời. Phó tổng giám đốc dự án sản xuất ôtô VinFast Võ Quang Huệ cho biết, chưa đến 2 năm hãng này sẽ cho ra mắt sản phẩm ôtô mang thương hiệu Việt. Đây thực sự là một bước ngoặt với thị trường hiện tại.
Chủ tịch Hiệp hội vân tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, việc một doanh nghiệp Việt mang xe thương hiệu trong nước đến dự triển lãm ôtô hàng đầu thế giới tại Paris là một “bước ngoặt”, “mạnh dạn”.
Có lẽ với sự thay đổi mang tính bước ngoặt với cái tên VinFast, giấc mơ ôtô thương hiệu của người Việt đã trở thành hiện thực với sản phẩm đầu tiên trình làng tại châu Âu. Đó là điều ý nghĩa và tự hào không chỉ với ngành công nghiệp ôtô, mà của cả nền kinh tế.

Nguồn: Vinanet