Tốp 10 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Indonesia trong 8 tháng đầu năm 2024 (Việt Nam xếp thứ 09)
ĐVT: %
Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC
Về đầu tư, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2024, Indonesia có 123 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 682,3 triệu USD. Hiện có nhiều tập đoàn lớn của Indonesia đang kinh doanh và đầu tư thành công tại Việt Nam như Ciputra, Traveloka … Các doanh nghiệp Indonesia đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai nước; đồng thời bày tỏ sự quan tâm hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, xe điện, năng lượng tái tạo, khai thác khoáng sản, nông nghiệp, thương mại gạo, cao su … Phía Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào các ngành kinh tế mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ … và các lĩnh vực mà nước này có thế mạnh như ngành nông nghiệp, ngành thực phẩm Halal.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia đạt 13,80 tỷ USD, giảm nhẹ 2,52% so với năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,07 tỷ USD, tăng 11,90% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 8,73 tỷ USD, giảm 9,30%.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia trong giai đoạn 2019 – 2023 và tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước
ĐVT: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong giai đoạn 2019 – 2023, tình hình trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Indonesia không có nhiều biến động. Bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19, kim ngạch thương mại song phương vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực (từ 9,09 tỷ USD vào năm 2019 tăng lên gần 14 tỷ USD vào năm 2023). Hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng củng cố được vị trí tại thị trường Indonesia, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam như thủy sản, cà phê, sản phẩm hóa chất … được người tiêu dùng tại đây ưa chuộng. Đáng chú ý, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia các mặt hàng như than các loại, sắt thép, dầu mỡ động thực vật, ô tô nguyên chiếc, kim loại thường, các sản phẩm hóa chất …
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong giai đoạn 2013 – 2023
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu từ Trading Economics, nền kinh tế Indonesia tăng trưởng 1,5% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024, thấp hơn so với dự báo của thị trường. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Indonesia trong tháng 10/2024 đã giảm xuống 1,71%, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng hồi phục nhanh hơn nhờ nền tảng kinh tế vững mạnh, đặc biệt trong vài năm gần đây, nước này tập trung phát triển khoa học – kỹ thuật hiện đại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào thương mại điện tử và các ứng dụng trực tuyến.
Năm 2013 là năm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, với trị giá 2,45 tỷ USD, trong khi đó năm 2023 là năm có kim ngạch xuất khẩu giữ vị trí cao nhất, với trị giá 5,07 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2022 và tăng rất mạnh 106,81% so với 10 năm trước đó; tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2013 – 2023 đạt 8,23%; cho thấy những nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện và đạt hiệu quả cao.
Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Indonesia đạt 527,62 triệu USD, tăng 6,8% so với tháng trước đó và tăng đáng kể 24,86% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính riêng 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này ghi nhận mức tăng so với 10 tháng năm 2023 là 22,57%, đạt 5,16 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất là Gạo (chiếm tỷ trọng 12,69%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (chiếm tỷ trọng 7,77%) và Hàng dệt, may (chiếm tỷ trọng 7,20%).
Gạo là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Indonesia. So với các nguồn cung khác, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý nên cước phí vận chuyển thấp, thời gian giao hàng nhanh; bên cạnh đó, chất lượng và giá gạo Việt Nam cũng rất phù hợp với nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Indonesia nên gạo Việt được ưa chuộng tại thị trường truyền thống này. Từ tháng 02/2024, Chính phủ Indonesia quyết định tăng hạn thêm hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn do sản xuất gạo trong nước bị thiếu hụt xuất phát từ việc gieo cấy vụ canh tác chính trong năm bị chậm vì thiếu nước canh tác, ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino trong năm 2023. Trong bối cảnh tình hình gạo trong nước thiếu hụt, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thêm cơ hội tăng cường sự hiện diện tại thị trường này. Việc theo dõi sát sao thông tin thị trường cũng như tìm kiếm thêm các đơn hàng lớn là điều mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong các tháng cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Indonesia trong tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: Nghìn USD/phần trăm)
Tên nhóm/mặt hàng |
Tháng 10/2024
(Nghìn USD)
|
So với tháng 9/2024 (%) |
So với tháng 10/2023 (%) |
10 tháng đầu năm 2024
(Nghìn USD)
|
So với năm 2023 (%) |
Tỷ trọng (%) |
Tổng KNXK |
527.618 |
6,8 |
24,86 |
5.161.751 |
22,57 |
100,00 |
Gạo |
30.449 |
-54,73 |
-63,00 |
655.206 |
20,24 |
12,69 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
38.764 |
-4,2 |
35,48 |
401.136 |
29,22 |
7,77 |
Hàng dệt, may |
38.902 |
-3,62 |
37,94 |
371.552 |
20,69 |
7,20 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
80.032 |
284,3 |
281,04 |
353.035 |
23,16 |
6,84 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
29.450 |
28,32 |
7,67 |
340.294 |
5,93 |
6,59 |
Sắt thép các loại |
33.674 |
92,65 |
-18,94 |
340.052 |
-10,85 |
6,59 |
Chất dẻo nguyên liệu |
33.950 |
-15,42 |
53,22 |
331.147 |
41,72 |
6,42 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
32.772 |
0,54 |
27,05 |
317.863 |
25,78 |
6,16 |
Hóa chất |
30.736 |
-42,3 |
182,85 |
279.697 |
181,94 |
5,42 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
17.359 |
-8,68 |
-1,33 |
206.415 |
4,98 |
4,00 |
Cà phê |
7.137 |
-12,91 |
8,33 |
196.322 |
83,89 |
3,80 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
14.187 |
6,58 |
47,6 |
114.463 |
14,58 |
2,22 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
11.123 |
2,33 |
16,68 |
108.740 |
8,4 |
2,11 |
Sản phẩm hóa chất |
13.692 |
61,67 |
103,64 |
97.738 |
28,91 |
1,89 |
Giày dép các loại |
8.621 |
6,81 |
15,84 |
93.264 |
17,28 |
1,81 |
Xơ, sợi dệt các loại |
8.282 |
-6,12 |
-28,32 |
89.535 |
0,23 |
1,73 |
Sản phẩm từ sắt thép |
3.519 |
3,76 |
15,81 |
41.202 |
-27,12 |
0,80 |
Cao su |
5.936 |
111,21 |
150,76 |
35.027 |
72,04 |
0,68 |
Dây điện và dây cáp điện |
1.578 |
-37,11 |
-31,3 |
22.374 |
-5,5 |
0,43 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
2.175 |
-15,47 |
35,61 |
21.945 |
23,88 |
0,43 |
Sản phẩm từ cao su |
2.258 |
0,91 |
24,44 |
21.405 |
10,32 |
0,41 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
1.935 |
12,68 |
-31,44 |
20.504 |
13,16 |
0,40 |
Than các loại |
5.581 |
|
|
15.696 |
640,91 |
0,30 |
Hàng thủy sản |
869 |
-53,8 |
-40,43 |
13.430 |
-12,7 |
0,26 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
1.196 |
-18,23 |
-39,3 |
12.020 |
-54,68 |
0,23 |
Chè |
711 |
-5,68 |
-22,5 |
8.934 |
60,29 |
0,17 |
Sản phẩm gốm, sứ |
1.259 |
29,99 |
108,53 |
8.632 |
43,66 |
0,17 |
Hàng rau quả |
1.186 |
66,43 |
107,53 |
7.535 |
0,15 |
0,15 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
348 |
-44,41 |
-39,42 |
4.221 |
-34,93 |
0,08 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
513 |
108,54 |
239,29 |
2.650 |
48,2 |
0,05 |
Quặng và khoáng sản khác |
28 |
|
-96,67 |
2.469 |
-72,52 |
0,05 |
Xăng dầu các loại |
0 |
|
|
1.678 |
621,31 |
0,03 |
Clanhke và xi măng |
0 |
|
|
23 |
-98,23 |
0,00 |
Hàng hóa khác |
69.392 |
15,58 |
55,37 |
625.545 |
36 |
12,12 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Indonesia đạt 1,04 tỷ USD, tăng 22,88% so với tháng trước đó và tăng 35,83% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ghi nhận mức tăng là 17,88% so với 10 tháng đầu năm 2023, đạt 8,44 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất là Than các loại (chiếm tỷ trọng 24,13%); Sắt thép các loại (chiếm tỷ trọng 12,06%) và Ô tô nguyên chiếc các loại (chiếm tỷ trọng 10,00%).
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam từ Indonesia trong tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: Nghìn USD/phần trăm)
Tên nhóm/mặt hàng |
Tháng 10/2024
(Nghìn USD)
|
So với tháng 9/2024 (%) |
So với tháng 10/2023 (%) |
10 tháng đầu năm 2024
(Nghìn USD)
|
So với năm 2023 (%) |
Tỷ trọng (%) |
Tổng KNNK |
1.042.141 |
22,88 |
35,83 |
8.439.489 |
17,88 |
100,00 |
Than các loại |
206.467 |
36,98 |
44,05 |
2.036.163 |
18,9 |
24,13 |
Sắt thép các loại |
147.493 |
38,86 |
79,36 |
1.017.769 |
8,74 |
12,06 |
Ô tô nguyên chiếc các loại |
97.815 |
-5,66 |
89,64 |
843.739 |
57,88 |
10,00 |
Kim loại thường khác |
67.597 |
59,77 |
21,17 |
634.299 |
48,36 |
7,52 |
Dầu mỡ động, thực vật |
99.868 |
48,63 |
54,9 |
547.555 |
-3,88 |
6,49 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô |
35.433 |
28,13 |
2,94 |
259.198 |
16,18 |
3,07 |
Hàng thủy sản |
31.269 |
1,78 |
86,34 |
250.176 |
52,18 |
2,96 |
Giấy các loại |
30.367 |
11,83 |
35,31 |
228.385 |
-3,16 |
2,71 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
19.215 |
6,54 |
4,57 |
192.292 |
-0,58 |
2,28 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
21.816 |
22,08 |
-27,2 |
183.678 |
-13,77 |
2,18 |
Chất dẻo nguyên liệu |
19.028 |
9,56 |
38,74 |
161.601 |
20,05 |
1,91 |
Sản phẩm hóa chất |
15.730 |
8,47 |
18,99 |
141.689 |
19,8 |
1,68 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
12.553 |
-22,15 |
-16,9 |
122.930 |
15,23 |
1,46 |
Hóa chất |
14.674 |
31,82 |
11,17 |
121.853 |
18,7 |
1,44 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
19.564 |
9,99 |
-13,98 |
101.920 |
-6,92 |
1,21 |
Vải các loại |
8.317 |
-3,68 |
-14,42 |
82.150 |
19,19 |
0,97 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh |
7.927 |
1,83 |
-2,18 |
79.941 |
35,79 |
0,95 |
Xơ, sợi dệt các loại |
9.035 |
34,18 |
-10,7 |
76.535 |
-10,24 |
0,91 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá |
458 |
-82,97 |
-63,16 |
64.336 |
-1,99 |
0,76 |
Dây điện và dây cáp điện |
5.877 |
27,83 |
-26,67 |
59.377 |
30,3 |
0,70 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
6.309 |
9,93 |
-17,14 |
55.614 |
-0,05 |
0,66 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện |
4.127 |
31,02 |
105,56 |
43.760 |
125,89 |
0,52 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
4.442 |
1,39 |
-22,93 |
42.264 |
-22,67 |
0,50 |
Phân bón các loại |
1.358 |
-57,61 |
-72,8 |
38.299 |
13,48 |
0,45 |
Chế phẩm thực phẩm khác |
3.722 |
-1,48 |
14,56 |
38.091 |
33,57 |
0,45 |
Cao su |
7.230 |
88,34 |
252,73 |
37.268 |
0,5 |
0,44 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
7.998 |
381,91 |
307,08 |
35.138 |
130,6 |
0,42 |
Khí đốt hóa lỏng |
0 |
|
|
29.895 |
-29,02 |
0,35 |
Sản phẩm từ giấy |
4.342 |
27,59 |
221,11 |
29.130 |
158,25 |
0,35 |
Hạt điều |
6.604 |
283,28 |
-6,51 |
26.914 |
80,5 |
0,32 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
2.741 |
5,63 |
10,1 |
24.944 |
-3,65 |
0,30 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
1.712 |
-26,62 |
-48,68 |
24.431 |
-4,75 |
0,29 |
Sản phẩm từ sắt thép |
2.211 |
7,8 |
16,5 |
16.334 |
-1,63 |
0,19 |
Dược phẩm |
2.208 |
-34,76 |
-36,95 |
16.044 |
28,67 |
0,19 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ |
1.698 |
45,77 |
15,19 |
14.067 |
93,69 |
0,17 |
Bông các loại |
1.601 |
60,92 |
76,57 |
12.488 |
42,85 |
0,15 |
Sản phẩm từ cao su |
996 |
53,07 |
40,87 |
6.854 |
-9,99 |
0,08 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác |
276 |
46,29 |
5,5 |
2.715 |
-68,98 |
0,03 |
Hàng hóa khác |
112.061 |
6,75 |
36,61 |
739.653 |
17,73 |
8,76 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2024, công tác kết nối, xúc tiến thương mại vào thị trường Indonesia luôn được các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp chú trọng:
Đầu năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joko Widodo đồng chủ trì Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam - Indonesia. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp hàng đầu hai nước. Hai bên nhận định, hợp tác kinh tế thương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước, theo đó thống nhất tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư vào thị trường của nhau, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, đầu tư phát triển hệ sinh thái xe điện và pin xe điện; mở rộng các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JTEP); tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Halal; tăng cường hợp tác an ninh lương thực, nghiên cứu thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại gạo…
Tại đối thoại, doanh nghiệp hai bên bày tỏ quan tâm về các chính sách phát triển kinh tế của hai nước; cơ chế chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực của hai nền kinh tế.
Phía Indonesia hoan nghênh và hy vọng các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam sẽ hợp tác, đầu tư nhiều hơn nữa vào Indonesia, cùng Indonesia hiện thực hóa mục tiêu của mình, nhất là đầu tư vào khu vực Thủ đô mới Nusantara của Indonesia. Trong đó, Tổng thống Indonesia mong muốn VinFast mở rộng đầu tư vào lĩnh vực xe điện; Vietjet Air mở thêm các đường bay tới các điểm du lịch của Indonesia; Sovico Group đầu tư các dự án du lịch, bất động sản; FPT Software đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, Tổng thống mong muốn có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Indonesia trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, giáo dục, khoa học công nghệ, chế tạo…
Phía Việt Nam, Thủ tướng đề nghị với vai trò trong ASEAN, Indonesia cùng Việt Nam và các nước tăng cường đoàn kết trong khối ASEAN, vì sự phát triển của mỗi nước và vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh quyết tâm, nỗ lực của các doanh nghiệp hai nước trong hợp tác phát triển; cho biết, sau gần 70 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam-Indonesia không ngừng phát triển, trong đó, hợp tác kinh tế là điểm sáng. Tuy nhiên hợp tác kinh tế chưa xứng tầm với tầm tóc quan hệ chính trị, quy mô nền kinh tế, dân số hai nước, cũng như mong muốn của hai bên.
Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia, đặc biệt là khai thác các sản phẩm chủ lực và có thế mạnh. Một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng đó là tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, uy tín, quy mô lớn được tổ chức thường niên tại quốc gia này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, thông qua việc tham gia các sự kiện thương mại lớn, doanh nghiệp trong nước có thêm cơ hội tiếp cận thị trường, đồng thời mở rộng thêm mạng lưới đối tác, bạn hàng, nhà phân phối tại Indonesia. Bên cạnh đó, hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam cũng được giới thiệu, quảng bá hiệu quả hơn đến các nhóm khách hàng. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều các hợp đồng giao dịch, thỏa thuận mua hàng lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác, nhà nhập khẩu Indonesia được kí kết ngay tại các sự kiện này.
Thêm một điểm cần lưu ý với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đó là với đa số dân số theo đạo Hồi, Indonesia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ Halal lớn nhất thế giới, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia. Việc đẩy mạnh khai thác ngành hàng Halal cũng như tìm kiếm thêm thông tin về việc cấp chứng nhận Halal tại thị trường Indonesia là điều cần thiết mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động, đặc biệt là trong bối cảnh ngành công nghiệp này đang bùng nổ mạnh mẽ tại các quốc gia Hồi giáo. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị của Indonesia trong những năm gần đây đang phát triển, nếu doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật có chứng nhận HALAL tăng cường liên kết, liên doanh đưa hàng hoá vào siêu thị thì cơ hội thành công sẽ rất lớn.