Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 7/2016 ước đạt 127.670 tấn với giá trị khoảng 163,3 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.279 USD/tấn. So với tháng 6/2016, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 54% về lượng, tăng 50% về giá trị và giá giảm 2,9%.

Chủng loại cao su thiên nhiên được xuất khẩu trong tháng 7/2016 nhiều nhất là cao su hỗn hợp (nhóm mã HS 400280 – Mixtures of natural and synthetic rubber) đạt 66.703 tấn, chiếm 52,2% về lượng (trong đó, 100% xuất sang Trung Quốc), trị giá 83,8 triệu USD. Kế đến là cao su khối SVR 3L đạt 20.096 tấn (chiếm 15,7%), tăng 88,8%. SVR 10 đạt 13.299 tấn (chiếm 10,4%) tăng 14,6%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 571.683 tấn, trị giá 714,6 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân 1.250 USD/tấn (tăng 10,2% về lượng, nhưng giảm 5,7% về giá trị, do giá giảm 14,5%).

Trong 7 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 322.353 tấn, chiếm 56,4% tổng lượng xuất khẩu (tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước), giá trị đạt 396,8 triệu USD (tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là thị trường Ấn Độ 45.376 tấn, chiếm 7,9% (tăng 12,9%) và Malaysia đạt 43.642 tấn, chiếm 7,6% tổng lượng xuất khẩu (giảm 50,6% so với cùng kỳ 2015).

Theo Bộ NN&PTNT, trong 2 tuần đầu tháng 8, lượng cao su xuất khẩu giảm nhẹ, từ 9.000 tấn xuống 8.860 tấn, giá xuất khẩu ổn định ở mức 10.400 NDT/tấn. Ước khối lượng xuất khẩu tháng 8 đạt 129 nghìn tấn, trị giá 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 8 tháng đạt 701 nghìn tấn, tương đương 880 triệu USD (tăng 10,4% về khối lượng nhưng giảm 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015).

Trong tháng 8/2016, tại thị trường trong nước, giá cao su thành phẩm tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến trái chiều khi cao su SVR 3L giảm, còn cao su SVR10 lại tăng nhẹ. Cụ thể: Cao su SVR3L giảm từ 30.100 đồng/kg (ngày 01/8) xuống còn 28.800 đồng/kg (ngày 17/8); trong khi cao su SVR 10 tăng từ 26.100 đồng/kg lên 27.500 đồng/kg. Giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước diễn biến tăng tích cực, từ 6.720 đồng/kg lên 7.040 đồng/kg và hiện là 7.360 đồng/kg đối với mủ tạp 32 độ.

Mặt hàng cao su thiên nhiên xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu về nguyên liệu cao su thiên nhiên để sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc tăng nhẹ.

Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng song các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng, hàng nông sản nói chung cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hướng tới các thị trường tiềm năng nhưng ổn định.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2016

Thị trường

7T/2016

+/- (%) 7T/2016 so với cùng kỳ

Lượng (tấn)

Trị giá

(USD

Lượng

Trị giá

Tổng kim ngạch

571.683

714.569.359

+9,57

-6,34

Trung Quốc

322.353

396.799.425

+29,80

+9,42

Ấn Độ

45.376

60.751.311

+12,77

-2,01

Malaysia

43.642

52.059.164

-50,71

-58,25

Hàn Quốc

19.390

25.894.851

+28,73

+12,23

Đức

18.515

23.400.803

+37,53

+10,91

Hoa Kỳ

15.826

18.749.371

-14,58

-24,48

Đài Loan

12.708

17.005.727

-1,45

-16,41

Thổ Nhĩ Kỳ

11.045

13.445.771

+5,71

-10,20

Nhật Bản

6.122

8.870.260

+8,03

-7,82

Italia

6.704

7.933.031

+15,33

-8,35

Tây BanNha

6.188

7.647.074

+24,73

+4,85

Indonesia

5.375

7.059.146

-2,52

-8,44

Braxin

6.300

7.018.548

+16,56

-5,12

Nga

5.234

6.878.868

+129,66

+99,44

Hà Lan

5.112

6.790.422

-15,11

-24,56

Pakistan

3.209

3.997.622

-20,43

-24,27

Bỉ

3.041

3.179.690

-16,09

-26,31

Pháp

1.792

2.503.650

+2,28

-13,52

Canada

1.681

2.411.133

+1,45

-9,19

Achentina

1.246

1.575.323

-8,78

-23,54

Anh

1.103

1.372.413

-3,16

-19,41

Séc

1.119

1.343.259

-18,26

-34,43

Mexico

840

1.155.494

+2,44

-15,08

Hồng Kông

917

1.154.669

+20,66

-1,52

Thụy Điển

726

945.101

+2,83

-11,27

Phần Lan

464

579.197

-36,09

-50,01

Ucraina

40

57.200

-91,40

-92,13

Singapore

25

29.399

-24,24

-39,14

Nguồn: Vinanet