Số liệu từ TCHQ cho thấy, tháng 9/2019 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 108,5 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 111,7 triệu USD, tăng 5,7% về lượng và 1,7% trị giá so với tháng 8/2019.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2019 đã xuất được 871,46 nghìn tấn, trị giá 974,52 triệu USD tăng 36,6% về lượng và tăng 48,8% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu kim ngạch và là thị trường chủ lực nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 38,4% tổng lượng nhóm hàng xuất khẩu, tuy là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, nhưng 9 tháng đầu năm nay tốc độ xuất khẩu sang thị trường này suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 22,77% và 8,6% nhưng giá xuất bình quân tăng 18,35% đạt 955,04 USD/tấn so với cùng kỳ. Riêng tháng 9/2019 đã xuất sang Trung Quốc 45,7 nghìn tấn, đạt 38,82 triệu USD, tăng 9,21% về lượng và 7,52% trị giá so với tháng 8/2019, giá bình quân 849,53 USD/tấn, giảm 1,55%; nhưng nếu so với tháng 9/2018 thì tăng 41,09% về lượng và 24,01% trị giá, giá bình quân giảm 12,11%.
Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Indonesia đạt 107,77 nghìn tấn, trị giá 133,18 triệu USD, giá bình quân 1235,83 USD/tấn, tăng gấp hơn 2,6 lần (tức tăng 157,89%) về lượng và tăng gấp 2,2 lần về trị giá (tức tăng 115,02%) nhưng giá bình quân giảm 16,63% so với 9 tháng năm 2018. Tính riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Indonesia 14,2 nghìn tấn, trị giá 18,14 triệu USD, giá bình quân 1271,42 USD/tấn, tăng 5,03% về lượng và tăng 1,39% trị giá, giá bình quân giảm 3,47% so với tháng 8/2019, nếu so với tháng 9/2018 thì tăng 87,04% về lượng, trị giá tăng 79,8% nhưng giá bình quân giảm 3,87%.
Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ,...
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, tuy nhiên giá xuất bình quân lại sụt giảm, trong đó xuất sang thị trường Italy giảm nhiều nhất 43,38% tương ứng với 1102,07 USD/tấn – đây cũng là thị trường có lượng và trị giá tăng nhiều nhất trong số những thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay. Theo đó, tăng gấp 97,71 lần về lượng và gấp 53,32 lần về trị giá, đạt lần lượt 12,8 nghìn tấn, trị giá 14,10 triệu USD; riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang thị trường Italy 1,7 nghìn tấn, thu về 1,62 triệu USD với giá xuất bình quân 912,2 USD/tấn, tăng gấp 89,1 lần về lượng và gấp 32,99 lần về trị giá, giá bình quân giảm 62,97% so với tháng 9/2018.
Bên cạnh thị trường Italy tăng đột biến, thì xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu của Việt Nam sang các thị trường như Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Nam Phi và Bờ Biển Ngà cũng tăng mạnh về lượng so với cùng kỳ năm 2018, tăng lần lượt 289,71%; 210,79%; 218,59%; 183,99% và 155,32% trong đó xuất sang thị trường Malaysia có giá bình quân giảm nhiều nhất 28,71% tương ứng với 1214,52 USD/tấn, nhưng xuất sang Bờ Biển Ngà giá tăng 3,7% đạt 906,81 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh xuất sang thị trường Canada và Hongkong (TQ), giảm lần lượt 37,62% và 36,47% chỉ với 1,2 nghìn tấn và 723 tấn, nhưng giá xuất bình quân sang Hongkong (TQ) lại tăng 29,73% đạt 2422,22 USD/tấn.
Đáng chú ý, cơ cấu xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước có thêm các thị trường như: Srilanka, Bồ Đào Nha, Peru và Nigeria với lượng xuất đạt lần lượt 4,3 nghìn tấn; 2,6 nghìn tấn; 2,3 nghìn tấn và 1,3 nghìn tấn.
 Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 9 tháng năm 2019

Thị trường

9 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

334.983

319.922.097

-22,77

-8,6

Indonesia

107.772

133.188.099

157,89

115,01

Nhật Bản

56.378

63.915.013

210,79

163,21

Thái Lan

29.973

44.750.572

83,96

51,52

Ấn Độ

29.354

34.372.412

27,41

22,42

Philippines

26.535

30.874.295

218,59

159,17

Malaysia

25.156

30.552.557

289,71

177,82

Bangladesh

13.227

16.135.661

75,33

56,02

Italy

12.801

14.107.551

9.671,76

5.432,68

Campuchia

10.224

13.682.225

39,03

21,64

Đài Loan

8.562

14.899.984

73,6

45,65

Hàn Quốc

7.744

14.137.295

-2,59

-14,1

Myanmar

5.580

6.858.786

52,79

48,8

Australia

4.574

5.535.624

62,37

38,92

Singapore

1.399

2.240.898

1,45

-5,05

Nam Phi

1.295

1.536.986

183,99

168,53

Canada

1.219

1.856.114

-37,62

-50,89

Hồng Kông (TQ)

723

1.751.262

-36,47

-17,58

Thổ Nhĩ Kỳ

538

742.286

34,5

7,58

Bờ Biển Ngà

360

326.453

155,32

164,76

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
 Nguồn: VITIC