Hai thị trường tỷ USD tiêu thụ giày dép của Việt Nam là Mỹ, EU; trong đó xuất sang Mỹ đạt trên 5,4 tỷ USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; xuất sang thị trường EU đạt gần 4,07 tỷ USD, chiếm 27,4%, tăng 8,9%
Ngoài 2 thị trường lớn trên, còn một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao như: Trung Quốc đạt 1,44 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch; Bỉ đạt 937,82 triệu USD, tăng 21,4%, chiếm 6,3%; Đức đạt 802,9 triệu USD, tăng 7,8%, chiếm 5,4%.
Nhìn chung, xuất khẩu giày dép sang phần lớn các thị trường trong 10 tháng đầu năm 2019 tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu sang Nga tăng mạnh nhất 40,4%, đạt 130,15 triệu USD; bên cạnh đó, xuất khẩu sang Ukraine cũng tăng mạnh 34,6%, đạt 9,08 triệu USD; U.A.E tăng 30,9%, đạt 121,84 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu giày dép sang Achentina giảm mạnh nhất 26,1%, đạt 59,29 triệu USD; xuất sang Đan Mạch giảm 14,7%, đạt 23,39 triệu USD; Chile giảm 13,1%, đạt 104,9 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 - 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 tháng đầu năm, sản lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Với những thuận lợi về thị trường, dự báo sản xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10% so với năm 2018, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 21,5 tỷ USD.
Cơ hội mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có nhiều thuận lợi. Một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp là giá nguyên vật liệu ổn định, không tăng so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy hoạt động xuất khẩu của ngành da giày đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada. Cùng với CPTPP, việc ký kết một số hiệp định thương mại, điển hình như Việt Nam-EU (EVFTA) đã và đang mở ra cơ hội phát triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia CPTPP.
Xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường
|
Tháng 10/2019
|
So tháng T9/2019 (%)*
|
10 tháng đầu năm 2019
|
+/- so cùng kỳ năm trước (%)*
|
Tổng kim ngạch XK
|
1.593.305.989
|
20,36
|
14.841.314.653
|
13,1
|
Myx
|
538.910.091
|
3,27
|
5.404.220.710
|
13,43
|
Trung Quốc
|
163.970.348
|
26,7
|
1.441.639.766
|
20,44
|
Bỉ
|
115.488.008
|
54,92
|
937.822.510
|
21,35
|
Đức
|
95.677.435
|
20,67
|
802.903.923
|
7,76
|
Nhật Bản
|
67.047.260
|
-0,66
|
793.894.803
|
15
|
Hà Lan
|
67.524.523
|
25,97
|
593.567.865
|
14,59
|
Anh
|
54.616.729
|
38,47
|
533.373.590
|
0,08
|
Hàn Quốc
|
47.379.490
|
9,62
|
491.233.064
|
21,81
|
Pháp
|
34.742.342
|
4,2
|
428.882.446
|
4,71
|
Canada
|
34.290.806
|
49,56
|
314.273.285
|
18,51
|
Mexico
|
30.976.992
|
34,47
|
256.504.341
|
13,7
|
Italy
|
29.041.652
|
73,04
|
243.866.557
|
0,35
|
Australia
|
34.376.069
|
25,83
|
242.440.027
|
18,49
|
Tây Ban Nha
|
24.867.919
|
114,3
|
191.312.225
|
-7,39
|
Hồng Kông (TQ)
|
16.376.217
|
1
|
156.292.522
|
9,47
|
Brazil
|
15.623.325
|
32,2
|
139.662.234
|
1,03
|
Nga
|
22.076.620
|
67,71
|
130.148.944
|
40,36
|
Đài Loan (TQ)
|
11.448.123
|
-5,34
|
124.226.859
|
20,22
|
U.A.E
|
14.375.783
|
-6,2
|
121.838.162
|
30,94
|
Ấn Độ
|
11.265.797
|
84,58
|
108.655.117
|
30,32
|
Panama
|
12.113.257
|
29,05
|
105.387.481
|
9,65
|
Chile
|
15.529.011
|
93,39
|
104.900.498
|
-13,06
|
Nam Phi
|
9.979.385
|
43,18
|
91.659.623
|
-1,3
|
Slovakia
|
8.536.929
|
275,9
|
89.699.454
|
6,4
|
Singapore
|
10.199.269
|
84,05
|
69.779.003
|
12,46
|
Indonesia
|
5.604.876
|
-4,25
|
62.336.783
|
29,17
|
Philippines
|
8.525.498
|
62,3
|
60.363.300
|
22,9
|
Achentina
|
6.433.168
|
6,78
|
59.288.410
|
-26,09
|
Thái Lan
|
5.784.246
|
7,93
|
58.511.532
|
17,98
|
Pê Ru
|
9.116.127
|
123,03
|
57.567.448
|
|
Malaysia
|
5.170.472
|
12,1
|
56.290.155
|
14,04
|
Thụy Điển
|
7.103.076
|
64,22
|
55.350.082
|
7,05
|
Séc
|
1.856.564
|
-38,23
|
53.352.951
|
27,63
|
Israel
|
4.844.985
|
44,64
|
39.701.605
|
21,42
|
New Zealand
|
4.282.417
|
15,42
|
31.940.769
|
29,03
|
Ba Lan
|
3.708.283
|
220,91
|
30.573.685
|
-4
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
5.151.397
|
134,99
|
27.171.373
|
-11,03
|
Hy Lạp
|
3.922.020
|
47,58
|
26.540.488
|
11,34
|
Đan Mạch
|
1.823.474
|
-41,2
|
23.391.333
|
-14,7
|
Thụy Sỹ
|
3.363.382
|
78,61
|
23.385.679
|
16,8
|
Áo
|
2.611.484
|
34,13
|
21.645.983
|
-3,26
|
Colombia
|
2.365.142
|
102,38
|
21.059.982
|
|
Phần Lan
|
2.638.503
|
70,49
|
18.347.901
|
5,02
|
Na Uy
|
755.721
|
104,9
|
14.203.392
|
1,01
|
Ukraine
|
1.878.645
|
309,17
|
9.076.357
|
34,56
|
Luxembourg
|
1.958.295
|
25,5
|
9.042.571
|
|
Bồ Đào Nha
|
108.063
|
230,65
|
3.945.170
|
7,39
|
Hungary
|
127.816
|
|
1.626.012
|
4,54
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Nguồn: VITIC