Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ các loại giày dép của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường này trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 3,67 tỷ USD, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 9,8% với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Trung Quốc đạt 713,3 triệu USD, tăng 6,8%, chiếm 6,8%. Tiếp đến, Bỉ đạt 660 triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 16,3%.

Nhìn chung, xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tăng mạnh ở một số thị trường như: Achentina (+48%); Ucraina (+65,4%); Thái Lan (+36%).

Tuy nhiên, theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, tốc độ tăng trưởng ngành da giày đang có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành da, giày đạt gần 15 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014. Tuy nhiên, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 10,45 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ đạt hơn 7,7%.

Theo dự báo ban đầu của Lefaso, xuất khẩu giày dép năm 2016 sẽ đạt 17,4 tỷ USD. Nhưng dựa trên tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp, Lefaso đã phải giảm 16,5% so với chỉ tiêu ban đầu. Mỗi năm, ngành da giày Việt Nam sản xuất khoảng 920 triệu đôi giày; trong đó hơn 800 triệu đôi để xuất khẩu và thị trường châu Âu (EU) chiếm thị phần lớn nhất.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, trong 10 tháng năm 2016, thị trường xuất khẩu ngành da giày gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng tại các khu vực thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản bị sụt giảm, nhất là tại EU do những bất ổn về chính trị. Hơn nữa, sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước đang tăng lên do các nước ASEAN và Trung Quốc tìm cách tăng xuất khẩu giầy dép     sang Việt Nam khi thuế nhập khẩu về 0%. Trong khi đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng 80,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Nhưng ngành da giầy Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại các thị trường khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết. Đặc biệt vừa qua, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực (EAEU) là tín hiệu tích cực, mở ra triển vọng tốt cho xuất khẩu ngành hàng này.

Tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, các doanh nghiệp da giày chủ yếu vẫn nhập nguyên phụ liệu đầu vào. Các nguyên liệu quan trọng như da thuộc, da nhân tạo, vải mũ giày vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ đạt từ 40-45%. Trong khi đó, nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 68-75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép…

Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU cũng như các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ. Nhờ đó, Việt Nam có thể cải thiện được nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Đây là cơ hội lớn, giúp ngành da giày khắc phục điểm yếu là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, vì thế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang được coi là có nhiều lợi thế hơn cả để tận dụng cơ hội vàng từ các FTA. Cũng giống như dệt may, các sản phẩm giày dép xuất sang EU hay EAEU sẽ được hưởng mức thuế về 0% trong vòng 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Bên cạnh những thuận lợi, thách thức cũng đặt ra cho ngành da giày - túi xách Việt Nam. Đó là tỷ lệ sản xuất gia công cao chiếm tới 70% nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp. Mặt khác, các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU hay EAEU, cùng với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường và tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thuế FTA cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt 40% do công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển nên nguyên phụ liệu (gồm cả da thuộc, vải làm giày, đế giày) vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài trên 60%, chủ yếu từ Trung Quốc. Các chi phí điện, nước, nguyên phụ liệu, vận tải... và chi phí nhân công tăng cao do sức ép tăng tiền lương tối thiểu hàng năm cũng làm chi phí đầu vào tăng cao.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

10T/2016

10T/2015

+/- (%) 10T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

10.453.035.449

9.704.356.246

+7,71

Hoa Kỳ

3.667.038.606

3.340.805.743

+9,77

Trung Quốc

713.345.266

611.117.170

+16,73

Bỉ

660.061.964

567.457.740

+16,32

Đức

587.691.099

547.254.030

+7,39

Nhật Bản

558.265.022

489.473.992

+14,05

Anh

509.116.201

572.331.905

-11,05

Hà Lan

473.612.536

429.600.696

+10,24

Pháp

360.547.917

336.086.483

+7,28

Hàn Quốc

268.683.455

251.808.642

+6,70

Italia

263.986.716

266.248.380

-0,85

Tây Ban Nha

214.781.072

226.938.530

-5,36

Mexico

204.426.184

186.275.665

+9,74

Canada

197.060.327

171.972.297

+14,59

Australia

165.952.145

142.341.299

+16,59

Hồng Kông

131.852.660

129.522.348

+1,80

Braxin

129.597.503

180.610.102

-28,24

Nam Phi

101.831.332

93.524.229

+8,88

Chi Lê

101.221.438

84.049.048

+20,43

Đài Loan

97.789.318

89.468.530

+9,30

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

94.140.237

88.974.501

+5,81

Panama

90.149.044

108.108.992

-16,61

Nga

81.558.934

61.016.007

+33,67

Slovakia

69.424.060

69.802.473

-0,54

Achentina

51.062.392

34.451.294

+48,22

Malaysia

40.690.572

37.709.382

+7,91

Đan Mạch

38.252.124

44.752.659

-14,53

Philippines

38.029.224

35.420.837

+7,36

Ấn Độ

36.982.570

27.642.437

+33,79

Singapore

36.521.618

37.916.145

-3,68

Séc

36.336.632

38.916.714

-6,63

Thụy Điển

34.453.718

35.361.383

-2,57

Thổ Nhĩ Kỳ

33.916.355

34.638.592

-2,09

Thái Lan

32.499.714

23.921.010

+35,86

Israel

28.792.151

28.976.480

-0,64

Hy Lạp

27.053.101

22.983.549

+17,71

Áo

26.975.286

25.661.994

+5,12

Indonesia

23.284.745

20.109.868

+15,79

NewZealand

22.418.353

21.776.539

+2,95

Ba Lan

17.750.239

17.967.050

-1,21

Thụy Sĩ

13.996.353

13.642.326

+2,60

Phần Lan

13.824.161

10.445.106

+32,35

NaUy

12.474.524

9.686.119

+28,79

Ucraina

5.804.984

3.510.455

+65,36

Bồ Đào Nha

1.270.232

1.657.246

-23,35

Hungari

960.194

1.125.882

-14,72

 

Nguồn: Vinanet