Hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ luôn đứng đầu về kim ngạch, đạt 4,17 tỷ USD, chiếm 42,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022; xuất sang Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 11,6%, tăng 8%; tiếp đến thị trường Hàn Quốc đạt 990,41 triệu USD, chiếm 10,2%, giảm nhẹ 1,3% và sang Canada đạt 338,66 triệu USD, chiếm 3,5%, giẩm 13,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 6,3%, đạt trên 613,59 triệu USD, giảm 7,2% so với 4 tháng đầu năm 2022; xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,3%, đạt trên 1,09 tỷ USD, giảm 12%
Bộ Công Thương cho biết nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ngành dệt may năm 2023 sẽ giảm khoảng 5% so với 2022, tương ứng 700 tỷ USD. Sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sẽ có ảnh hưởng nặng nề tới Việt Nam do dấu hiệu suy giảm từ các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam từ quý IV/2023.
Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với các nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh… với ngành dệt may xuất khẩu phát triển. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ các thị trường chính, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự báo đến tháng 6 hoặc tháng 7/2023, thị trường dệt may sẽ bắt đầu ấm lại với các thị trường Châu Âu và Mỹ sẽ khôi phụ trở lại vào cuối quý II/2023, khiến các doanh nghiệp cần giữ chân lao động nếu muốn theo kịp làn sóng phục hồi của thị trường.
Đồng thời, các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với nhiều mặt hàng được áp dụng mức thuế suất 0% trong năm 2023 và tất cả nhóm hàng khác được áp dụng từ các năm sau. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam đang dần tự chủ nguồn cung ứng trong nước với 45-47% nguồn cung ứng với các nguyên phụ liệu kỹ thuật cao cần phải nhập khẩu. Việc làm chủ nguồn cung ứng là động lực rất lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì một trong những tiêu chuẩn để hưởng thuế suất bằng 0 trong Hiệp định là sử dụng nguyên phụ liệu nội địa.
Ngành dệt may Việt Nam được kỳ vọng sẽ hoàn tất năm 2023 với mức kim ngạch xuất khảu vào mức 47-48 tỷ USD mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như sự sụt giảm tiêu thụ từ các thị trường chính. Tuy nhiên, với sự làm chủ dần của các nguyên phụ liệu cùng với mức thuế suất 0% từ Hiệp định EVFTA, mục tiêu vẫn được Hiệp hội Dệt May Việt Nam kỳ vọng. 

Xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2023

ĐVT: USD

Xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 9,72 tỷ USD

 

Nguồn: Vinanet/VITIC