Giá hạt điều xuất khẩu trong tháng 9 cũng sụt giảm 1,1% so với giá xuất khẩu tháng 8/2017, đạt 10.026 USD/tấn. Giá xuất khẩu sang các thị trường như: Singapore, Hồng Kông, Pháp đạt mức giá cao trên 11.000 USD/tấn (tăng 2 – 9% so với tháng trước đó). Ngược lại, giá xuất khẩu sang Italia rẻ nhất, chỉ đạt 7.490 USD/tấn (giảm 6,7% so với tháng trước đó).

Tính trung bình trong cả 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xuất khẩu tấn 258.465 hạt điều, thu về 2,56 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 25,6% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm ngoái; giá xuất khẩu hạt điều đạt trung bình 9.908,6USD/tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, xuất khẩu sang Hồng Kông, Israel đạt mức giá cao nhất trên 11.000 USD/tấn, còn sang Italia và U.A.E đạt mức thấp nhất, giá trung bình chỉ trên 7.000 USD/tấn.

Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, chiếm 36% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 92.531 tấn, tương đương 931,13 triệu USD (tăng 6,5% về lượng và tăng 34,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016).

Thứ 2 là thị trường Hà Lan chiếm gần 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 40.043 tấn, trị giá 407,6 triệu USD (tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về kim ngạch).

Tiếp đến thị trường Trung Quốc chiếm gần 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 30.584 tấn, trị giá 295,8 triệu USD (giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 9% về kim ngạch).

Riêng xuất khẩu sang thị trường các nước EU  chiếm 27% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 70.434 tấn, tương đương 701,07 triệu USD (tăng 6,8% về lượng và tăng 34% về kim ngạch so với cùng kỳ).

Nhìn chung, xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị trường trong 9 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu sang Bỉ tăng mạnh nhất 87,8% về lượng và tăng 143,6% về kim ngạch (đạt 1.649 tấn, tương đương 17,49 triệu USD).

Xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2017

 

Thị trường

T9/2017

9T/2017

(%) so sánh 9T/2017 với cùng kỳ

Tấn

USD

Tấn

USD

Lượng

Trị giá

Tổng kim ngạch XK

33.349

334.369.404

258.465

2.561.013.291

+0,43

+25,64

Hoa Kỳ

11.415

116.449.695

92.531

931.132.325

+6,53

+34,68

Hà Lan

5.255

54.142.472

40.043

407.596.810

+14,67

+45,23

Trung Quốc

4.511

43.143.988

30.584

295.796.665

-12,9

+9,06

Anh

1.312

12.521.265

12.323

117.262.163

+2,13

+23,57

Australia

1.227

12.407.935

9.830

96.808.073

-15,55

+3,81

Đức

1.232

13.126.793

7.479

76.762.584

-15,02

+7,58

Canada

797

8.446.850

7.172

73.168.467

-11,72

+9,31

Thái Lan

703

7.017.561

6.676

67.269.851

+6,15

+33,98

Nga

444

4.536.594

3.936

38.973.635

+22,66

+52,87

Israel

304

3.338.383

3.272

36.230.147

-7,47

+22,11

Italy

488

3.655.313

4.179

30.528.927

-2,13

+16,48

Ấn Độ

450

3.709.707

3.702

30.148.075

+36

+59,56

Pháp

319

3.597.573

2.314

25.439.597

-5,93

+23,26

Tây Ban Nha

188

2.027.583

2.106

22.487.620

+10,9

+39,85

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

375

3.013.836

2.696

21.273.001

 

 

New Zealand

273

2.651.751

2.172

20.807.736

+5,13

+27,01

Nhật Bản

253

2.605.342

2.178

20.797.567

-3,97

+13,44

Bỉ

296

3.187.712

1.649

17.486.108

+87,81

+143,64

Đài Loan

174

1.826.923

1.439

15.302.533

-17,63

+2,86

Hồng Kông (Trung Quốc)

143

1.670.842

1.065

12.166.229

-29,47

-12,38

Na Uy

79

843.700

806

8.302.729

+2,15

+32,45

Singapore

21

235.725

703

7.087.524

-14,99

+6,37

Philippines

138

1.169.286

833

6.842.004

-13,59

+1,6

Nam Phi

119

1.207.517

666

6.431.280

-24,58

-8,28

Hy Lạp

79

791.876

341

3.504.191

-47,05

-35,13

Pakistan

14

150.760

273

2.839.625

-70,77

-62,28

Ukraine

72

754.135

237

2.227.757

+17,91

+40,81

Nghịch lý ngành điều

Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, nhưng sản xuất hạt điều trong nước chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu và đang có dấu hiệu giảm sản lượng. Nếu không đẩy mạnh đầu tư, giống, tái canh, chế biến sâu, ngành điều sẽ tụt dốc. 

Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Việt Nam đã trở thành nước có kim ngạch XK điều nhân số 1 thế giới; chế biến đứng thứ 2 và năng suất, sản lượng đứng thứ 3 thế giới. Năm 2016, ngành điều Việt Nam XK 347.000 tấn điều, đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD... Tuy nhiên, hiện sản lượng điều trong nước mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu của hơn 300 doanh nghiệp (DN) chế biến XK. Các DN chế biến nhập khẩu (NK) điều nguyên liệu ngày càng tăng từ các nước như Campuchia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà… Năm 2016, Việt Nam NK hơn 1,1 triệu tấn điều thô, làm giá thành sản phẩm tăng cao nhưng chất lượng không ổn định.

Nguyên nhân khiến NK điều nguyên liệu tăng cao, do diện tích và năng suất điều có xu hướng giảm. Năm 2005, Việt Nam có trên 400.000 ha, hiện nay chỉ còn khoảng 300.000 ha; bên cạnh đó, năng suất điều giảm liên tục, đến cuối tháng 8/2017, năng suất điều bình quân cả nước là 7,55 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha so với năm 2016; sản lượng điều năm 2017 đạt trên 214,3 nghìn tấn, giảm gần 95 nghìn tấn so với năm 2016.

Các chuyên gia cho rằng, trong khi ngành điều mang lại giá trị kinh tế cao xấp xỉ 3 tỷ USD/năm, nhưng nguồn lực đầu tư cho ngành điều lại chưa tương xứng, khiến ngành điều chưa phát huy hết tiềm năng và đang đối diện với khó khăn lớn. Sản lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập từ điều không cao, giá trị gia tăng thấp, nhiều diện tích điều bị thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang cây trồng khác.

Cần giải pháp đồng bộ

Nhiều chuyên gia cho rằng, năng suất điều có thể tăng 30 - 40% nếu áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong canh tác, đây là một trong những giải pháp đột phá để phát triển ngành điều. Bên cạnh đó, Việt Nam muốn thành "thủ phủ" điều thì phải có chính sách rõ ràng hơn từ cơ quan quản lý.

Để phát triển ngành điều bền vững, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam - cho rằng, việc xây dựng vùng nguyên liệu và đặc biệt là đầu tư chế biến sâu sản phẩm hết sức quan trọng. Năm nay, dự kiến ngành điều XK đạt 3,2 - 3,5 tỷ USD, do đó mục tiêu 5 - 10 năm tới, kim ngạch XK ngành điều đạt 5 tỷ USD không khó. Tuy nhiên, hạt điều ở siêu thị nhập về bán 20 USD, trong khi XK chỉ với giá hơn 10 USD. Nếu không chế biến sâu, chúng ta sẽ thua.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, ngành điều Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt dự báo nhu cầu tiêu thụ điều của thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và gia tăng giá trị toàn cầu, ngành điều Việt Nam không chỉ tập trung vào chế biến sâu, phát triển thị trường mà cần quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu, đưa giống điều mới vào sản xuất, thực hiện tái canh cây điều để tăng năng suất, sản lượng.

 

Nguồn: Vinanet