Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2017, cả nước xuất khẩu 36.804 tấn hạt điều, thu về 380,4 triệu USD (tăng 6,6% về lượng và tăng 7,4% về kim ngạch so với tháng 6); nâng tổng lượng hạt điều xuất khẩu cả 7 tháng đầu năm 2017 lên 188.034 tấn hạt điều, trị giá 1,85 tỷ USD (giảm 1% về lượng nhưng tăng 25,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016).

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 9.842 USD/tấn.

Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch đạt 679,67 triệu USD, chiếm 36,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp sau đó là thị trường Hà Lan  chiếm 15,6% trong kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 288,02 triệu USD, tăng 43,9% so với cùng kỳ. Trung Quốc chiếm 11,7%, đạt 215,92 triệu USD, tăng 11,5%.

Xuất khẩu hạt điều sang phần lớn các thị trường trong 7 tháng đầu năm 2017 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Bỉ (tăng 95,3%, đạt 11,66 triệu USD); Nga (tăng 65,8%, đạt 30,18 triệu USD); Hà Lan (tăng 43,9%, đạt 288,02 triệu USD); Ấn Độ (tăng 39,8%, đạt 22,19 triệu USD).

Tuy nhiên, xuất khẩu hạt điều sang Pakistan và Hy Lạp lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 54% và 53% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngóai.

Xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2017. (ĐVT: USD)

Thị trường XK

7T/2017

7T/2016

% so sánh

Tổng kim ngạch

1.850.725.567

1.478.688.695

+25,16

Hoa Kỳ

679.671.609

493.689.799

+37,67

Hà Lan

288.022.615

200.229.002

+43,85

Trung quốc

215.917.592

193.579.861

+11,54

Anh

85.699.921

70.269.648

+21,96

Australia

73.230.912

62.781.459

+16,64

Canada

54.017.237

51.744.297

+4,39

Đức

50.078.418

48.261.882

+3,76

Thái Lan

48.857.687

41.545.517

+17,60

Israel

30.585.864

23.543.986

+29,91

Nga

30.175.273

18.199.438

+65,80

Ấn Độ

22.194.304

15.879.799

+39,76

Italia

22.129.960

20.647.402

+7,18

Tây Ban Nha

17.705.337

13.788.909

+28,40

Pháp

17.562.644

14.179.294

+23,86

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

16.589.746

14.915.358

+11,23

Nhật Bản

15.238.298

12.411.580

+22,77

New Zealand

14.224.337

10.947.421

+29,93

Bỉ

11.656.718

5.968.904

+95,29

Đài Loan

10.285.478

10.971.942

-6,26

Hồng Kông

8.881.499

10.973.393

-19,06

Nauy

6.121.749

4.999.922

+22,44

Singapore

5.259.698

5.519.899

-4,71

Philippines

4.568.023

5.811.302

-21,39

Nam Phi

4.089.413

4.924.140

-16,95

Pakistan

2.194.996

4.780.381

-54,08

Hy Lạp

1.866.929

3.989.551

-53,20

Ucraina

1.300.821

1.002.188

+29,80

(Tính tóan theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Mặc dù giá hạt điều xuất khẩu đang được ghi nhận ở mức cao kỷ lục và có xu hướng tăng lên, song đáng lo ngại là ngành điều vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong 7 tháng qua, lượng hạt điều nhập khẩu đã tăng mạnh tới 56,9% về khối lượng và tăng 101,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 891.977 tấn và 1,72 tỷ USD.

Tại thị trường trong nước, hiện nay mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi khiến sản lượng, năng suất giảm mạnh, nhưng giá thu mua hạt điều lại đang ở mức cao kỷ lục với mức bình quân khoảng 50.000 đồng/kg hạt khô nhập kho. Tại Bình Phước, giá bán buôn hạt điều nhân loại W240 và W320 đã tăng 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng 7, lên mức giá hiện là 265.000 đồng/kg và 255.000 đồng/kg.

Trên thực tế, nguyên liệu vẫn luôn là “bài toán” của ngành điều trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, năm nay tình hình có phần trở nên khó khăn hơn nữa khi thời tiết không thuận lợi, các loại dịch bệnh như sâu róm đỏ, bọ trĩ, bọ xít muỗi… hoành hành, gây thiệt hại đáng kể cho nông dân trồng điều tại nhiều địa phương trên cả nước.

Theo VINACAS, nửa đầu năm nay, các vùng trồng điều nông dân có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, năng suất ước cũng chỉ đạt 50% so với niên vụ năm 2016. Đáng chú ý, có những vườn điều thậm chí còn không có thu hoạch. Tổng sản lượng điều thô cả năm dự kiến ước đạt hơn 252.000 tấn, giảm gần 52.000 tấn so với năm 2016.

Nguồn: Vinanet