Có nguồc gốc từ châu Mỹ La tinh, sắn (khoai mì) du nhập vào châu Á, đến Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và Sri Lanka đầu thế kỷ 18. Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma, du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19; và những lò nướng bánh sắn ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước công nguyên…, những thông tin trên được các nhà khoa học công bố chứng minh rằng sắn đã được con người trồng và sử dụng làm thực phẩm từ rất lâu. Đến nay, chỉ riêng dùng để làm thực phẩm, sắn được chế biến rất nhiều cách khác nhau tùy phong tục tập quán mỗi quốc gia, mỗi vùng miền.
Ở Việt Nam, củ sắn chủ yếu được chế biến thành món ăn chơi, đơn giản như sắn luộc, sắn hầm dừa/ sữa, các loại bánh nướng, bánh hấp từ sắn mài, bánh bột lọc, bánh tầm hoặc bánh cay chiên, v.v,… những món bánh từ sắn tuy mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn.
Hiện nay, sắn đã được chế biến công nghiệp trên dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại thành các loại bột, sản phẩm snack ăn liền, và cả sắn luộc ăn liền, v.v.., rất tiện dụng và bán rộng rãi khắp các châu lục. Hy vọng trong tương lai, sắn Việt Nam sẽ tăng giá trị nhờ xuất khẩu dưới nhiều dạng thực phẩm khác nhau phù hợp nhu cầu lương thực của một lượng không nhỏ dân số trên thế giới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 5/2017, Việt Nam đã xuất khẩu 261,5 nghìn tấn sắn và sản phẩm, trị giá 65,1 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 10,4% về trị giá so với tháng liền kề trước đó – đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn suy giảm cả lượng và trị giá – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2017, lượng sắn xuất khẩu đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 429,9 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 14,10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển, Trung Quốc là thị trường chủ lực xuất khẩu sắn của Việt Nam, chiếm 89,4% tổng lượng sắn xuất khẩu, với 1,5 triệu tấn, trị giá 375,3 triệu USD, nhưng so với 5 tháng 2016, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,57% và 13,31%. Thị trường lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc, đạt 40,2 nghìn tấn, trị giá 9 triệu USD, tăng 11,69% về lượng và tăng 9,52% về trị giá, kế đến là Philippines, Malaysia, Đài Loan và Nhật Bản với lượng xuất tương ứng 31,8 nghìn tấn; 30,6 nghìn tấn; 19,7 nghìn tấn và 2,1 nghìn tấn.
Đặc biệt, trong thời gian này xuất khẩu sắn sang thị trường Malaysia, tuy chỉ đạt 30,6 nghìn tấn, trị giá 9,6 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng mạnh vượt trội so với cùng kỳ năm 2016, tăng 63,94% về lượng và tăng 45,69% về trị giá.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu sắn và sản phẩm sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 66,6% và ngược lại thị trường với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 33,3% trong đó xuất sang Nhật Bản giảm mạnh nhất, giảm 96,43% về lượng và giảm 94,03% về trị giá, tương ứng với 2,1 nghìn tấn và 667,4 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ TCHQ thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn 5 tháng 2017

Thị trường

 

 

5 tháng 2017

 

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

1.739.401

429.945.637

-10,70

-14,10

Trung Quốc

1.556.562

375.313.669

-8,57

-13,31

Hàn Quốc

40.218

9.010.410

11,69

9,52

Philippines

31.857

10.069.530

63,32

35,00

Malaysia

30.674

9.671.371

63,94

45,69

Đài Loan

19.703

6.430.486

11,99

-2,13

Nhật Bản

2.116

667.454

-96,43

-94,03

Nguồn: Vinanet