Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng đầu năm 2018 xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng cả lượng và trị giá so với tháng 1/2017, tăng lần lượt 45,7% về lượng và 10,8% về trị giá, đạt tương ứng 135,7 nghìn tấn 198,6 triệu USD, nhưng so với tháng cuối năm 2017 giảm 19,8% về lượng và 18,8% về trị giá.
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 01/2018 đạt bình quân 1.462,7 USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng 12/2017 nhưng giảm 23,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng cao su của Việt Nam, lượng cao su xuất sang thị trường này chiếm 55,2% tổng lượng nhóm hàng đạt 74,9 nghìn tấn, trị giá 108,8 triệu USD chiếm 54,7% tổng kim ngạch, tăng 17,26% về lượng nhưng giảm 13,9% trị giá so với tháng 1/2017.
Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Malasyia và Ấn Độ, bởi lượng cao su xuất sang hai thị trường này đều tăng mạnh cả lượng và kim ngạch, đạt trên 100%. Cụ thể xuất sang Malasyia tăng 166,27% về lượng và 111,66% trị giá, đạt 11,6 nghìn tấn, 16,1 triệu USD. Xuất sang Ấn Độ đạt 10,8 nghìn tấn, trị giá 16,6 triệu USD, tăng 470,44% về lượng và 468,54% trị giá so với cùng kỳ.
Ngoài ba thị trường kể trên, cao su của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước khác như: Nga, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…
Nhìn chung, tháng đầu năm nay lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 89,2% trong đó xuất khẩu sang thị trường Anh và Thụy Điển tăng vượt trội, gấp hơn 10 lần về lượng và gấp 8 lần về trị giá. Ngược lại, thị trường với lượng xuất suy giảm chỉ chiếm 10,7% trong đó xuất sang thị phần Phần Lan giảm mạnh nhất 40,1% về lượng và 57,27% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Xuất khẩu cao su tháng 1/2018

Tên thị trường

Tháng 1/2018

So sánh cùng kỳ

năm 2017

Lượng

(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Tổng

135.797

198.633.904

45,7

10,8

Trung Quốc

74.992

108.833.739

17,26

-13,99

Malaysia

11.660

16.174.068

166,27

111,66

Ấn Độ

10.844

16.681.842

470,44

468,54

Hàn Quốc

4.627

7.188.898

34,23

-2,46

Đức

4.534

7.122.823

59,93

39,61

Hoa Kỳ

3.944

6.078.856

-0,55

10,26

Đài Loan

3.413

5.362.745

56,27

26,55

Thổ Nhĩ Kỳ

2.809

4.091.020

70,04

30,00

Italy

2.244

3.170.720

96,84

51,28

Tây Ban Nha

1.710

2.542.331

171,43

133,34

Indonesia

1.651

2.421.832

122,51

67,62

Bỉ

1.496

1.775.160

473,18

436,41

Nhật Bản

1.094

1.843.623

22,10

11,21

Nga

1.071

1.597.538

218,75

129,11

Pakistan

937

1.372.386

302,15

180,51

Hà Lan

791

1.023.799

-25,73

-38,67

Canada

577

932.768

121,07

94,92

Brazil

575

814.262

23,92

-13,68

Pháp

263

417.362

0,38

-24,57

Séc

262

421.949

215,66

250,45

Anh

222

345.772

1,010,00

716,73

Thụy Điển

202

301.392

910,00

640,10

Hồng Kông (Trung Quốc)

201

316.349

151,25

94,57

Mexico

191

239.736

3,80

-28,02

Achentina

141

228.211

135,00

94,14

Phần Lan

121

188.698

-40,10

-57,27

Singapore

20

33.415

81,82

42,49

(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2017 sản lượng cao su tự nhiên thế giới ước tính đạt 13,3 triệu tấn, tăng so với mức 12,4 triệu tấn trong năm 2016, tương đương tăng 6,8%. 90% nguồn cung cao su tự nhiên của thế giới được sản xuất bởi các quốc gia trong Hiệp hội. Tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu ước đạt 12,9 triệu tấn trong năm 2017, tăng 1,4% so với năm 2016.
Hiện Trung Quốc đang là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc trong năm 2017, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 18,75 tỷ USD, tăng 36,7% so với năm 2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp cao su cho Trung Quốc với kim ngạch tăng 57,8% so với năm 2016. Trong năm 2017, thị phần nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ Việt Nam đã tăng lên đạt 8% so với mức 7,4% của năm 2016. Thị phần nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ một số thị trường khác cũng tăng như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia...

Nguồn: Vinanet