Bangladesh sẽ xuất khẩu da cá sấu có trị giá khoảng 0,5 triệu USD ra thị trường quốc tế vào tháng 10/2014. Một trang trại cá sấu tư nhân - Reptile Farm Ltd (RFL) – sẽ xuất khẩu da của khoảng 500 con cá sấu cho một doanh nghiệp Nhật Bản.
Nếu xuất khẩu thuận lợi, đây sẽ là đất nước đầu tiên xuất khẩu da cá sấu. Trước đó, năm 2010, nông trại này đã xuất khẩu khoảng 67 cá sấu nước mặn đông lạnh sang Đức trị giá khoảng 0,1 triệu USD. Nước này lần đầu tiên xuất khẩu cá sấu ra thị trường nước ngoài.
“Nếu mọi việc suôn sẻ, xuất khẩu sẽ hoàn thành vào tháng 10/2014”, Rajib Shome, Giám đốc điều hành nông trại cho biết. Với việc xuất khẩu này, một sản phẩm độc đáo sẽ được bổ sung vào giỏ xuất khẩu của nước này, trong đó phụ thuộc vào quần áo may sẵn (RMG) và một số mặt hàng khác.
Trang trại này nằm ở Bhaluka, Mymensingh hiện đang chuẩn bị xuất khẩu da của 500 con cá sấu, sinh ở trang trại và nâng cao tính thương mại để sản xuất da chất lượng cao. Những con cá sấu nước mặn hầu hết ở lứa tuổi 2,5 và 3,5 năm, đang được giữ tại trang trại cá nhân và chăm sóc chất lượng cao.
Các chuyên gia từ các công ty nhập khẩu đã đến thăm trang trại nhiều lần và đưa ra lời giới thiệu cần thiết như thế nào để có được các sản phẩm chất lượng. “Chúng tôi hy vọng có ít nhất 70% da được sử dụng trong việc sản xuất các mặt hàng thời trang”, giám đốc điều hành cho biết. Người khá giả trả giá cao cho các mặt hàng, ông cho biết thêm.
Khi đất nước không có bất kỳ nhà giết mổ và xưởng thuộc da cá sấu, các chuyên gia từ Nhật Bản sẽ hướng dẫn giết mổ và xưởng chế biến ban đầu. Họ cũng sẽ đào tạo một số chuyên gia địa phương để họ có thể tiến hành quá trình này, ít nhất để sản xuất da thô có thể xuất khẩu.
Sau khi xuất khẩu 67 con cá sấu sang Đức, hiện tại có hơn 1.500 con cá sấu, trong đó có hơn 100 cá nuôi trưởng thành trong trang trại, Tiến sĩ Abu Syem Muhammad Arif, quản lý trang trại cho biết trong khi nói chuyện với phóng viên này tại trang trại bò sát Bhaluka. Ông hy vọng có khoảng 800 cá sấu con trong năm tới, từ các giống hiện tại, và nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Trong 2 tuần qua, 2 con cá sấu đã đẻ khoảng 110 trứng. Hơn 23 con đang chờ đẻ trứng trong mùa này. Các nhà chức trách đang mong đợi có khoảng 700-800 cá sấu con từ 1200 trứng của 25 con cá sấu trong năm nay. Trong năm 2006, hai con cá sấu đẻ 69 trứng nhưng do thiếu lồng ấp trứng không thể nở hoàn toàn.
Trong năm 2007, một lồng ấp hiện đại đã được lắp đặt trong trang trại dưới sự giám sát của một chuyên gia cá sấu từ Australia và nông trại này đã thành công trong việc sinh sản cá sấu con. Thời gian này, nông trại đã đầu tư nhiều hơn và hy vọng sẽ thâm nhập vào thị trường quốc tế bằng cách tăng cường thực hành chăn nuôi và cơ sở hạ tầng để sản xuất cá sấu tăng trưởng nhanh hơn, lớn hơn có chất lượng da tốt hơn.
“Trong những năm qua, chúng tôi đã xây dựng cơ sở ươm đặc biệt và cơ sở hạ tầng khác để ấp trứng và gia tăng cá sấu con”, tiến sĩ Arif cho biết. Trang trại này, theo quản lý, đã nhận được phản hồi tốt từ các khách hàng nước ngoài bao gồm Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc để nhập khẩu da cá sấu từ trang trại.
Doanh nghiệp tái sinh sản loài bò sát tư nhân đã đưa ra vào năm 2004, với mục đích nuôi cá sấu nước mặn để xuất khẩu. Trang trại này đã nhập khẩu 75 cá sấu nuôi từ Malaysia vào tháng 12/2004, với tổng chi phí khoảng 12,5 triệu Tk. Trong số đó, một con đã bị chết trong chuyến hành trình máy bay, và 6 con khác cũng đã bị chết. Ban đầu, trang trại đã được xây dựng trên diện tích 13 acre đất, nuôi 68 con cá sấu trong 12 ao nhân tạo và 2 đầm phá. Tại khu vực này đã mở rộng 21 acres, với sự phát triển cơ sở hạ tầng.
“Hiện tại, chúng tôi có cơ sở hạ tầng và chúng tôi có thể xuất khẩu khoảng 1000 con cá sấu hàng năm từ năm tới”, giám đốc điều hành cho biết. Ông cho biết, có một nhu cầu lớn đối với da, thịt và xương cá sấu tại châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển khác như Australia, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc, và chì than sản xuất từ xương cá sấu là không thể thiếu đối với ngành công nghiệp nước hoa toàn cầu.
Để đáp ứng yêu cầu này có một nhu cầu lớn đối với cá sấu, đặc biệt cá sấu nước mặn trên thị trường thế giới. Và Bangladesh có khí hậu địa lý lý tưởng thích hợp với nuôi cá sấu. “Ở nhiều nước, một môi trường nhân tạo là cần thiết cho nuôi cá sấu. Nhưng tại Bangladesh không cần thiết để tạo ra môi trường nhân tạo”, Giám đốc điều hành cho biết.
Nguồn: Lefaso