Khởi đầu quý II/2012, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 123,9 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng lại giảm 11,7% so với tháng trước. Trong tháng sản phẩm nhựa được xuất khẩu tới 105 thị trường trên thế giới, có 23 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 triệu USD và có 2 thị trường đạt kim ngạch trên 14,0 triệu USD đó là thị trường Nhật Bản và Mỹ.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tháng 4/2012 (% tính theo trị giá)
Nhật Bản tiếp tục ià thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta trong tháng 4, đạt 26,48 triệu USD, chiếm 21,4% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch tăng 20,3% nhưng lại giảm 12,0% so với tháng 3/2012. Trong quý II, hầu hết các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã nhận được đơn đặt hàng từ thị trường này. sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được khẳng định về chất lượng và mẫu mã, được người tiêu dùng thị trường này ưa chuộng. Túi nhựa, đồ dùng trong văn phong,trường học và sản phẩm nhựa công nghiệp là 3 sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này trong tháng.
Mỹ vẫn là thị trường đứng thứ 2 sau Nhật Bản nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong tháng 4, với kim ngạch đạt 14,0 triệu USD, chiếm 11,3% tỷ trong xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 34,8%. Tuy nhiên, lại giảm 8,1% so với tháng 3/2012. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi đó là dấu hiệu tốt cho sản phẩm nhựa nước ta trong các tháng tiếp theo của năm 2012. Đặc biệt, sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa được dùng rất nhiều cho ngành xây dựng nước này. Hai chủng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều tới thị trường này là vải bạt và các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.
Trong tháng 4/2012, Đức đứng thứ 3 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 triệu USD, chiếm 6,9% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ 3,1% và và giảm 4,8% so với tháng 3/2012. Đây là thị trường có kim ngạch xuất khẩu khá ổn định và không có nhiều biến động. Dự báo trong các tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại. Túi nhựa vẫn là sản phẩm nhựa được xuất khẩu rrhiều nhất tới thị trường này trong tháng. Đây cũng là thị trường nhập quan trọng nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của Việt Nam trong khối EU.
Một thị trường trong khối Asean là Inđônêxia với kim ngạch xuất khẩu tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 10,4% so với tháng trước đưa thị trường này trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,24 triệu USD, chiếm 5,8% tỷ trọng xuất khẩu trong tháng. Đây là một trong những thị trường tiềm năng với nhiều thuân lợi về địa lý... đây là một trong các thị trường mà ngành nhựa Việt Nam đang thâm nhập vào. sản phẩm nhựa xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này là tấm, phiến, màng nhựa vá các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói.
Campuchia là thị trường đứng thứ 5 về nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong tháng 4. Đây là thị trường mũi nhọn của ngành nhựa nước ta trong năm 2012. Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,84 triệu USD, chiếm 5,5% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 14,0%. Tuy nhiên, so với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu giảm 21,1%. Một số mặt hàng quan trọng xuất khẩu tới thị trường này như túi nhựa, các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Anh trong tháng 4 không có biến động so với tháng trước, đạt 6,26 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 5,1% tỷ trọng xuất khẩu. So với tháng 3/2012 kim ngạch tăng không đáng kể. Đây là thị trường nhập khẩu nhiều thứ 6 sản phẩm nhựa của nước ta trong tháng. Có rất nhiều sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều tới thị trường này, nhưng chủ yếu là sản phẩm túi nhựa.
Trong tháng 4, Hà Lan tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta, đạt 5,99'triệu USD, chiếm 4,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giảm 18,8% và giảm mạnh 32,6% so với tháng 3/2012. Đây là thị trường lớn của sản phẩm nhựa nước ta, tuy nhiên xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tháng giảm đáng kể. Để kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong các tháng tiếp theo các doanh nghiệp nhựa cần tìm hiểu về thị trường này hơn nữa. Một số chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều tới thị trường này như túi nhựa, tượng nhỏ, chậu hoa, các đồ trang trí khác.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Thái Lan có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường này luôn thuộc nhóm 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta trong các tháng gần đây. Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đạt 4,77 triệu USD, chiếm 3,9% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 111,1%. Tuy nhiên, so với tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu giảm 28,1%. Hiện nay sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa đang được ngành xây dựng nước này tin dùng. Xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này trong tháng 4 là sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.
Ngoài ra, còn 2 thị trường nằm trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta là thị trường Malaysia và Philippin với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 3,77 triệu USD và 3,22 triệu USD, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 3,0% và 2,6%. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tới 2 thị trường này đều tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 20,9% và 22,1%. So với tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu tới 2 thị trường này giảm, thị trường Malaysia giảm 29,4%, còn thị trường Philippin tăng 28,7%.
- Bước vào tháng đầu tiên của quý 11/2012, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam giảm 11,7% so với tháng 3/2012. Sự sụt giảm không lớn và chỉ là nhất thời nên sẽ tăng trở lại trong các tháng tiếp theo của quý II.
- Sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu tới 105 thị trường trên thế giới với 21 chủng loại sản phẩm nhựa trong tháng 4. Đây là con số khá khiêm tốn. Với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu sản phẩm nhựa, các doanh nghiệp nhựa nước ta cần tìm các thị trường mới, đưa sản phẩm nhựa tiếp cận với các thị trường mới để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam trong thời gian tới.
- Trong các tháng đầu nãm 2012, các doanh nghiệp Pháp đến tìm hiểu ngành nhựa và bao bì công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp mong muốn tìm hiểu rõ phương cách hoạt động và các cơ hội kinh doanh của thị trường Việt Nam thông qua các cuộc gặp gỡ của cả đoàn với Bộ Công Thương, Hiệp hội ngành nhựa, bao bì và cao su. Chuyến đl được tổ chức trong bối cảnh ngành nhựa và bao bì Việt Nam tăng trưởng 20%, các doanh nghiệp chế biến Việt Nam đang phải nhập khẩu đến 85% nguyên liệu và 70% máy móc. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam học hỏi, ngoài ra tim hiểu về nhu cầu sản phẩm nhựa của thị trường này.
- Trong tháng 4/2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 123,9 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ nãm 2012 nhưng lại giảm 11,7% so với tháng trước. Dự báo tronq tháng 5/2012, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trỏ lại ước đạt 145,0 triệu USD, tăng 17,0% so với tháng trước về chủng loại nhựa xuất khẩu
Xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tháng 4/2012 không có nhiều biến động, chúng ta vẫn xuất khẩu 21 chủng loại sản phẩm nhựa tới các thị trường với 14 chủng loại sản phẩm nhựa đạt kim ngạch trên 1,0 triệu USD. Bốn chủng loại sản phẩm nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,0 triệu USD là sản phẩm túi nhựa và tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói và vải bạt.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu trong tháng 4/2012 (%tính theo trị giá)
Chủng loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các SP dùng trong vận chuyển, đóng gói
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tương nhỏ, châu hoa và các đổ trang trí khác
|
|
|
|
|
Đồ dùng trong văn phòng, trường học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Linh kiên lắp đồ đạc trong nhà, xe cộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đồ vật dùng trong xây lắp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các SP vê sinh, y tế và phẫu thuâí
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hàng may măc và đổ phụ trợ
|
|
|
|
|
Thiết bị, dung cụ an toàn và bảo vệ
|
|
|
|
|
Suốt chỉ, ống chỉ, bobbin
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 4 tiếp tục là sản phẩm túi nhựa với kim ngạch xuất khẩu đạt 35,69 triệu USD, chiếm 28,8% tỷ trọng xuất khẩu. Đây là sản phẩm nhựa luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong quý I. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 24,0% nhưng lại giảm 8,6% so với tháng 3/2012. Túi nhựa là một trong các sản phẩm nhựa xuất khẩu quan trọng được xuất khẩu nhiều tới các thị trường như Đức, Nhật Bản và các thị trường EU...
Sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa vẫn là sản phẩm xuất khẩu nhiều thứ 2 với kim ngạch đạt 22,13 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17,9%. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này giảm nhẹ 5,6% và giảm 13,9% so với tháng 3/2012. Xuất khẩu sản phẩm nhựa này đang có dấu hiệu giảm sút, các doanh nghiệp nhựa cần quan tâm hơn nữa tới sản phẩm nhựa này. sản phẩm này được xuất khẩu nhiều tới các thị trường trong khối Asean vì nhu cầu cho các công trình xây dựng ở khu vực này ngày càng tăng.
Các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói xuất khẩu nhiều thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,77 triệu USD, chiếm 13,5% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm
2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 30,0% nhưng lại tăng giảm 7,8% so với tháng 3/2012.Trong tháng 4, sản phẩm nhựa này được xuất khẩu nhiều tới các thị trường như Mỹ, Nhật Bản và một số thị trường Asean...
Vải bạt tiếp tục là một trong những sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 4, với kim ngạch xuất khẩu đạt 14,11 triệu USD, chiếm 11,4% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 50,6%. Tuy nhiên, so với tháng trước, kim ngạch giảm 7,5%. Đây chỉ là sự giảm nhẹ nhất thời. Với nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như trong ngành như xây dựng, vận chuyển và che đậy kho bãi thì sản phẩm nhựa này vẫn là một sản phẩm nhựa xuất khẩu rất tiềm năng trong quý II này. Đây là sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiểu tới các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan...
Sản phẩm nhựa công nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011-, tăng 47,9%, đạt 7,91 triệu USD, chiếm 4,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng giảm nhẹ 3,5%. sản phẩm nhựa này được xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. Dự báo trong các tháng tiếp theo của quý II, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn.
Sản phẩm nhựa gia dụng là một trong những sản phẩm nhựa mà nhu cầu luôn luôn cao ở các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, sản phẩm nhựa này còn xuất khẩu khá khiêm tốn và đang có kim ngạch bị sụt giảm. Trong tháng 4/2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,95 triệu USD,, chiếm 4,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch giảm 32,2% và giảm 34,9% so với tháng 3/2012. sản phẩm nhựa này xuất khẩu nhiều tới các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Campuchia.
Sản phẩm nhựa tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác là một trong những sản phẩm nhựa đang được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, trong tháng 4/2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,63 triệu USD, chiếm 3,7% tỷ trọng xuất khẩu giảm 35,5% so với cùng kỳ năm 2011 và giảm 34,5% so với tháng 3/2012. sản phẩm nhựa này vẫn là sản phẩm nhựa hứa hẹn có nhiều tiềm năng trong năm 2012. sản phẩm nhựa này được xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Hà Lan, Mỹ.
Đồ dùng trong văn phòng, trường học có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 40,1% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 4,0 triệu USD, chiếm 3,2% tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ 5,7%. Trong các tháng tiếp theo của quý II, dự báo sản phẩm nhựa này sẽ tăng trở lại, sản phẩm nhựa này được xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nhật Bản.
Ngoài ra, còn hai sản phẩm nhựa khác đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2,0 triệu USD là sản phẩm nhựa các loại ống và phụ kiện; linh kiện, đồ đạc trong nhà và xe cộ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 2,76 triệu USD và 2,31 triệu USD, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 2,2% và 1,9%. So với cùng kỳ 2011, cả 2 sản phẩm nhựa này đều có kim ngạch tăng với mức tăng lần lượt là 30,1% và 480,5%. Tuy nhiên, so với tháng 3/2012, chỉ có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện đồ đặc trong nhà và xe cộ tăng 11,1%, còn sản phẩm các loại ống và phụ kiện giảm nhẹ 1,4%. Đây là những sản phẩm nhựa mà nhu cầu trên thế giới là rất lớn, nhiều tiềm năng và sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thêm thị trường trong thời gian tới.