Theo tin từ Vụ Thị trường châu Âu được biết, ngày 31 tháng 10 năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố Chương trình ưu đãi thuế quan mới (GSP) dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đã thống nhất thông qua Chương trình GSP điều chỉnh với những ưu đãi thuế quan đặc biệt nhằm giảm hoặc đưa thuế nhập khẩu về mức 0% kèm theo các tiêu chuẩn nhập khẩu theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển.

Theo EU, để đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn cho các nước thật sự cần hỗ trợ, Chương trình nhập khẩu ưu đãi mới đã thu hẹp đối tượng thụ hưởng so với chương trình trước đây. Đồng thời, sẽ có nhiều hỗ trợ dành cho các nước triển khai nghiêm túc các điều ước quốc tế về nhân quyền, lao động, môi trường và quản lý nhà nước hiệu quả.

Chương trình GSP hiện hành vẫn sẽ có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm 2014. Thời gian này giúp cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế điều chỉnh nhằm thích nghi với cơ chế mới sắp được có hiệu lực. Căn cứ vào đề xuất của Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã ban hành ưu đãi cho nhiều sản phẩm hơn, nhiều ưu đãi hơn dù số lượng này vẫn còn hạn chế, thời gian chuyển sang áp dụng GSP mới dài hơn và mở rộng các biện pháp tự vệ đặc biệt đối với vải trơn và chất etanol.

Chương trình GSP mới dành cho 89 nước, trong đó có 49 nước kém phát triển (theo Chương trình EBA) và 40 nước khác (nước có thu nhập thấp và dưới trung bình).

- 49 nước thuộc chương trình EBA (EBA-“Everything But Arms” là chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa từ các nước kém phát triển nhập khẩu vào EU trừ vũ khí):

+ 33 nước châu Phi (Ăng-gô-la, Burkina Faso, Burundi, Benin, Chad, Công-gô, Trung Phi, Djibouti, Eritrea, Ê-ti-o-pi-a, Gambia, Guinea, Equatorial Guinea, Guinea-Bissau, quần đảo Comoros, Li-bê-ri-a, Lesotho, Madagascar, Mali, Mauritania, Malawi, Mozambique, Niger, Rwanda, Su-đăng, Sierra Leone, Senegal, Somalia, Sao Tome và Principe, Togo, Tanzania, Uganda, Zambia);

+ 10 nước châu Á (Afghanistan, Băng-la-đét, Bhutan, Cam-pu-chia, Lào, Maldives (đến cuối năm 2013 nước này mới ra khỏi danh sách các nước kém phát triển của Liên hợp quốc), My-an-ma/Burma, Nepal, Timor-Leste, Yemen);

+ 5 nước ở châu Úc và Thái Bình Dương (Kiribati, Samoa, quần đảo Sôlômon, Tuvalu, Vanuatu);

+ 1 nước ở Địa Trung Hải (Haiti).

- 40 nước thuộc nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình thấp:

Armenia, Azerbaijan, Bôlivia, Trung Quốc, Cape Verde, Cô-lôm-bi-a, Công-gô, quần đảo Cook, Costa Rica, Ecuador, Georgia, Guatemala, Honduras, Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Iran, I-rắc, Kirghizia, Marshall, Micronesia, Mông cổ, Nauru, Nicaragua, Nigêria, Niue, Pakistan, Panama, Paraguay, Pê-ru, Phi-lip-pin, El Salvador, Sri Lanka, Syrian, Tajikistan, Thái Lan, Tonga, Turkmenistan, U-crai-na, U-bê-kis-tan, Việt Nam.

Những nước này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU khi rất nhiều đối tác cạnh tranh sẽ phải ra khỏi danh sách hưởng GSP.

Các nước không còn được hưởng GSP bao gồm:

+ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn các lãnh thổ này thuộc EU có Quy tắc thâm nhập thị trường riêng bởi vậy không sử dụng GSP khi nhập khẩu vào EU. Do đó, chương trình GSP mới này không ảnh hưởng đến các nước này, trong đó bao gồm:

Anguilla, Antilles của Hà Lan, Nam Cực, Samoa thuộc Hoa Kỳ, Aruba, Bermuda, đảo Bouvet, quần đảo Cocos, quần đảo Christmas, quần đảo Falkland, Gibraltar, Greenland, quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Guam, đảo Heard và quần đảo McDonald, lãnh thổ Ấn Độ Dương của Vương quốc Anh, quần đảo Cayman, quần đảo Bắc Mariana, Montserrat, New Caledonia, đảo Norfolk, French Polynesia, St. Pierre và Miquelon, Pitcairn, Saint Helena, Turks và quần đảo Caicos, các lãnh thổ phía Nam của Pháp, Tokelau, quần đảo Minor Outlying - Hoa Kỳ, quần đảo Virgin - Vương quốc Anh, quần đảo Virgin - Hoa Kỳ, Wallis and Futuna, Mayotte.

+ 34 nước tham gia vào Hiệp định thương mại với EU được hưởng các hỗ trợ về cơ bản là giống với GSP, bao gồm các nước tham gia Hiệp định thương mại tự do với EU hoặc các hiệp định đơn phương (như Quy tắc thâm nhập thị trường đối với các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế hoặc các chế độ đặc biệt dành cho các nước tây Ban-căng). Do vậy, các nước này cũng không chịu tác động bởi GSP mới, gồm các nước:

- 6 nước Euromed (Liên minh các nước ven bờ Địa Trung Hải): Algeria, Ai Cập, Jordan, Lebanon, Morocco, Tunisia;

- 14 nước thành viên Cariforum (Nước thuộc Diễn đàn Ca-ri-bê): Belize, St. Kitts và Nevis, Bahamas, Cộng hòa Dominican, Antigua và Barbuda, Dominica, Jamaica, Saint Lucia, Saint-Vincent và Grenadines, Bardados, Trinidad và Tobago, Grenada, Guyana, Surinam;

- 3 nước Đông Nam Phi: Seychelles, Mauritius, Zimbabwe;

- 1 nước thuộc Thái Bình Dương: Papua New Guinea;

- 8 nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế - Quy tắc thâm nhập thị trường: Coote d’Ivoire, Ghana, Ca-mê-run, Kê-ny-a, Namibia, Bốt-xoa-na, Swaziland, Fiji;

- 2 nước khác: Mê-hi-cô, Nam Phi;

+ Các nước liệt vào danh sách có thu nhập cao hoặc hơn trung bình của Ngân hàng thế giới trong 3 năm quan dựa trên Thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người, gồm:

- 8 nước thu nhập cao: Ả rập Sau-đi, Ku-oát, Bahrain, Qua-ta, các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Oman, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ma-cao và

- 12 nước có thu nhập trên trung bình: Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cuba, Uruguay, Vê-nê-zuê-la, Bê-la-rút, Nga, Ca-dắc-xtan, Gabon, Li-bi-a, Ma-lay-si-a, Palau).

Nguồn: Vinanet