1. Gạo
Business Monitor International (BMI) dự báo giá gạo thô năm 2009 sẽ khoảng 12,50 đôla Mĩ/cwt và có thể dao động ở mức từ 10 - 14 đôla Mĩ/cwt (CWT: Đơn vị đo lường Mỹ. 1CWT = 45,3kg). Đến năm 2010,  khi nền kinh tế toàn cầu tạm phục hồi và thị trường tài chính bắt đầu khởi sắc, giá gạo có thể tăng lên 13,50 đô la Mỹ/cwt.
 
Giá gạo được dự tính trên cơ sở bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái và khả năng vụ mùa năm nay bội thu. Với tình hình nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy thoái, năm 2009 GDP thế giới dự kiến giảm 1,7%. Hơn nữa, khi môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi thì việc người dân muốn tích trữ tài sản và đồng đô la Mỹ sẽ làm thị trường hàng hoá phức tạp hơn nữa. Tình trạng cung vượt xa cầu trong năm 2009 cùng với sự dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế xuất khẩu của một số nước sẽ khiến cho sức ép giảm giá đối với mặt hàng gạo càng mạnh hơn.

Năm 2009, giá gạo sẽ có nhiều cơ hội tăng trở lại. Mặc dù giảm gần một nửa từ mức cao đỉnh điểm hồi tháng 5 song giá gạo châu Á hiện vẫn cao gần hơn khoảng 20-40% so với một năm trước đây. Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) và Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) cho rằng việc các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn chế xuất khẩu và dân số gia tăng sẽ khiến cho thị trường gạo toàn cầu khan hiếm nguồn cung. IRRI dự báo tiêu thụ gạo trên toàn cầu sẽ tăng thêm 18 triệu tấn trong niên vụ 2008/09 do dân số tăng và số người nghèo đói tăng lên. Giá gạo sau khi giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008 rất có khả năng sẽ hồi phục trở lại vào năm 2009, khi thị trường gạo thế giới lại lâm vào cảnh khan hiếm. Người dân ở các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng quay sang gạo để thay thế các thực phẩm đắt đỏ hơn như rau quả và thịt.

Những vụ mùa bội thu sẽ hạ cơn sốt giá

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo thế giới có thể đạt mức cao kỷ lục 439,7 triệu tấn niên vụ 2008-2009, đánh dấu vụ mùa bội thu lần thứ 4 liên tiếp. Tương tự Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, BMI cũng dự đoán sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2008 - 2009 lên đến 437,9 triệu tấn (tăng 1,5% so với niên vụ 2007 - 2008). Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo đứng thứ 5 thế giới, năm 2009 sẽ dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế xuất khẩu, từ đó góp phần gia tăng nguồn cung cấp gạo trên thị trường quốc tế.

Cả Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ và BMI đều dự báo nhu cầu gạo thế giới niên vụ 2008-2009 ở mức xấp xỉ 434,5 triệu tấn niên vụ 2008-2009. Tuy nhiên, với tình trạng cầu vượt xa cung, BMI ước tính sản lượng gạo toàn cầu thặng dư xấp xỉ 3,4 triệu tấn niên vụ 2008- 2009. Điều này sẽ khiến (1) mức tồn kho gạo toàn cầu trong 5 năm là 84,2 triệu tấn và (2) thị trường gạo ngày càng ế ẩm.

2. Đường

Năm 2009, giá đường dự tính trung bình ở mức 13 xu Mỹ/lb (1 pound = 0.45 kg). Giá đường có thể bị tác động bởi một số yếu tố sau đây. Thứ nhất là, sản lượng đường giảm kéo theo giá tăng. Thứ hai, ảnh hưởng của đồng đô la Mĩ và quá trình "giảm đòn cân nợ" (deleveraging) sẽ tăng sức ép đối với hàng hoá nói chung chứ không chỉ riêng mặt hàng đường. Ước tính đến năm 2010 giá đường sẽ tăng hơn nữa, trung bình ở mức 14 xu Mỹ/lb, do nhu cầu tăng và nguồn cung cấp hạn chế. Theo điều tra của Bloomberg, giá đường năm 2009 là 12,68 xu Mỹ/lb và năm 2010 là 14,00 xu Mỹ/lb. Trong khi đó, nhìn vào các đường cong đi lên trên biểu đồ tháng 1, dự báo giá đường năm 2010 là 14,52 xu Mỹ/lb và năm 2011 là 14,14 xu Mỹ/lb.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng đường thế giới ước tính từ 166,5 triệu tấn niên vụ 2007 - 2008 giảm xuống 158,8 triệu tấn niên vụ 2008 - 2009, tức là giảm 4,7%/năm. Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính sản lượng mía đường ở Ấn Độ - nước sản xuất mía đường lớn nhất Châu Á- sẽ giảm hơn 20%. Diện tích trồng trọt giảm 16% là nguyên nhân chính tác động trực tiếp tới sản lượng đường tại nước này. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng dự báo sản lượng đường của Ấn Độ năm 2009 đạt 22 triệu tấn, so với con số 18 triệu tấn do nguồn tin trong nước cung cấp. Từ con số này, chúng ta có thể thấy trong năm nay, Ấn Độ đã chuyển từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu ròng. Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, sẽ tăng lượng xuất khẩu hàng năm lên 6,8%; điều này có thể bù đắp một phần nguồn cung cấp hạn chế của Ấn Độ.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ cũng dự báo rằng tiêu thụ đường thế giới sẽ tăng từ 157,1 triệu tấn niên vụ 2007 - 2008 lên 162,1 triệu tấn trong năm 2009. Mất cân bằng trong cung cầu sẽ dẫn đến thâm hụt sản xuất xấp xỉ 3,3 triệu tấn và lượng đường lưu kho trên thế giới sẽ giảm 4,1 triệu tấn xuống còn 38,6 triệu tấn trong năm 2009. Hơn nữa tỉ lệ dự trữ cho tiêu dùng (một phương pháp đo lường sự khan hiếm trên thị trường) cũng được dự báo giảm từ 27,1% trong năm 2008 xuống 23,8% trong năm 2009.

Tổ chức Mía đường Quốc tế cũng ước tính thị trường đường niên vụ 2009/10 sẽ bị thiếu hụt 4,9 triệu tấn, theo đó sẽ kéo giá cả bị đẩy lên cao, và tình trạng cung không đáp ứng được cầu sẽ vẫn tiếp diễn.

Theo các hãng phân tích hàng đầu thế giới là F.O. Licht và Kingsman, mặc dù đang khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, tiêu thụ đường thế giới sẽ tiếp tục tăng vững, ở mức khoảng 2,5% mỗi năm. Vậy mà sản lượng đường thế giới niên vụ 2008/09 sẽ chỉ đạt 160,9 triệu tấn, giảm gần 10 triệu tấn so với mức 169,6 triệu tấn niên vụ trước, dẫn đến thiếu hụt cung/cầu trong niên vụ này, sau khi dư thừa hơn 10 triệu tấn mỗi vụ liền trong 2 năm trước. Kingsman vừa điều chỉnh tăng mức dự báo về thiếu cung đường toàn cầu trong niên vụ 2008/09 lên 4,7 triệu tấn, so với 3,8 triệu tấn dự báo trước đây, sau khi nhận định bão lớn mới đây gây thiệt hại không nhỏ tới các cánh đồng mía ở Cuba, bang Louisiana và Texas của Mỹ. Cuba có thể bị thiệt hại khoảng 0,3 triệu tấn đường trong vụ mùa tới, và Mỹ cũng sẽ mất một khoản tương tự như vậy.

3. Ngô

Theo BMI, giá ngô ước tính là 330 xu Mỹ/bushel năm 2009, và 460 xu Mỹ/bushel năm 2010 (1 bushel ngô, đậu tương = 25,4 kg; lúa mì = 27,2kg). Theo điều tra của Bloomberg, giá ngô dự báo năm 2009 là 462 xu Mỹ/bushel và năm 2010 là 485 xu Mỹ/bushel. Trong khi đó, đường sin hướng lên trên biểu đồ cho thấy giá giao dịch tháng 12 năm 2009 sẽ là 389USc/bushel và tháng 12 năm 2010 là 408 xu Mỹ/bushel. Những dự báo này dựa trên sự suy giảm hoạt động kinh tế toàn cầu năm 2009, đồng đôla Mỹ đang mạnh trở lại và nguồn hàng dự trữ ngày càng tăng.
Cầu suy giảm tiếp tục tạo áp lực lên giá

Hai vấn đề nổi cộm trong năm 2009 là tiêu dùng giảm và giá cả không ổn định. Theo BMI thì nhu cầu giảm mới là nguyên nhân chính tác động tới tiêu thụ hàng hóa nói chung. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân sau đây: (1) giá dầu giảm khiến cho nhu cầu về nhiên liệu ethanol, loại nhiên liệu được sản xuất chủ yếu từ ngô ở Mỹ cũng giảm; (2) giá sữa giảm khiến cho nhiều người nông dân sản xuất bơ sữa chuyển sang lĩnh vực khác dẫn đến nhiều gia súc bị giết thịt hơn. Thực tế khoảng 60% sản lượng ngô được dùng để chăn nuôi, do đó việc gia súc bị giết thịt sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ ngô của người nông dân giảm mạnh.

Do thị trường thế giới vẫn chưa mấy sáng sủa, các tổ chức như Bộ Nông nghiệp Mỹ và Hội đồng Ngũ cốc Thế giới (IGC) cũng sẽ điều chỉnh giảm số liệu dự báo nhu cầu trong những tháng tới. Theo những dự báo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì lượng tiêu thụ ngô toàn cầu giảm từ 783 triệu tấn trong tháng 1 xuống 777 triệu tấn trong tháng 2. BMI dự báo lượng tiêu dùng ngô sẽ đạt trung bình 774 triệu tấn trong năm 2009 thấp hơn dự báo của cả bộ Nông nghiệp Mỹ và Hội đồng Ngũ cốc Thế giới (779 triệu tấn).

Hạn hán ở Argentina và Brazil có thể tác động tiêu cực tới các vụ ngô, điều này khiến việc xem xét mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp tại hai nước này bị chững lại. Cũng theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng ngô toàn cầu trong năm 2009 ước tính giảm từ 791 triệu tấn vào tháng 1 xuống còn 786 triệu tấn ở tháng 2. Tương tự, với những số liệu về cung và cầu như trên, BMI cho rằng sản lượng ngô toàn cầu sẽ thặng dư xấp xỉ 12,1 triệu tấn và lượng dữ trữ tăng từ 128 triệu tấn năm 2008 lên 140 triệu năm 2009. Con số này cao hơn một chút so với con số dự báo thặng dư của Bộ Nông nghiệp Mỹ (136 triệu tấn) và Hội Đồng Ngũ cốc Thế giới (139 triệu tấn). BMI cũng cho rằng cho rằng tỉ lệ dự trữ cho tiêu dùng tăng từ 16,6 trong năm 2008 lên 18,1 trong năm 2009.

4. Sữa

BMI ước tính năm 2009 giá sữa loại 3 sẽ vẫn giảm tương đối mạnh từ 15,50 đôla Mĩ/cwt xuống 11,50 đôla Mĩ/cwt. Sự điều chỉnh giá gần đây cùng với những yếu kém của thị trường sữa khiến giá sữa sẽ vẫn chịu nhiều sức ép trong những tháng tới. Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo giá sữa loại 3 trung bình ở mức 10,60 - 11,40 đôla Mĩ/cwt (giảm so với dự tính trước là 17,44 đô la Mỹ/cwt ). Còn theo BMI giá sẽ tăng nhẹ lên 14,00 đôla Mĩ/cwt vào cuối năm 20009, do nhu cầu tăng nhẹ vì khi đó viễn cảnh kinh tế toàn cầu cũng sáng sủa hơn và nguồn cung cấp sữa ngày càng hạn chế.
Cung vượt xa cầu

BMI dự báo sản lượng sữa lỏng toàn cầu sẽ ở mức 669 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng ở thị trường EU-27 và Mỹ hầu như đứng yên.  Hai nước sản xuất sữa đứng đầu đầu thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc cũng hy vọng tăng sản lượng sữa trong năm 2009 và lần lượt là 4,7% và 12,9%. Điều này sẽ bù đắp cho những thiếu hụt do các nước khác khác cắt giảm sản xuất. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng sữa năm 2009 tăng 1,6%, thấp hơn so với dự báo của BMI do đã bỏ qua các nhà sản xuất nhỏ.

Theo BMI, nhu cầu tiêu thụ sữa lỏng tăng không đáng kể trong năm 2009 (1% tương đương 208 triệu tấn do nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục ảm đạm). Do đó, BMI cho rằng số hàng dự trữ (sữa bột khô) sẽ tăng nhẹ trong năm 2009. BMI cũng cho biết dự trữ sữa bột và sữa không thành phần chất béo sẽ tăng 3,4% trong cả năm. Những yếu tố trên cho thấy sẽ không có đột biến nào về giá sữa trong thời gian tới.

5. Cà phê

BMI cho biết, năm 2009 giá cà phê trung bình là 105 xu Mỹ/lb. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu không cao cùng với sản lượng cà phê và lượng cà phê tích trữ tăng sẽ ảnh hưởng đến giá cả cà phê năm nay. Năm 2010, BMI dự tính giá cà phê tăng ở mức 115 xu Mỹ/lb do nhu cầu tiêu thụ tăng và có thể sản lượng thu hoạch cà phê sẽ giảm do chu kỳ hai năm một lần cây cà phê cho sản lượng thấp. BMI dự tính giá cà phê là 126.00 xu Mỹ/lb năm 2009 và 123.00 xu Mỹ/lb vào năm 2010. Trong khi đó, nhìn vào các đường cong đi lên trên biểu đồ cho thấy giá cà phê có thể tăng đến 114.00 xu Mỹ/lb vào tháng 12 /2009 và 124.10 xu Mỹ/lb vào năm 2010.
Thị trường cà phê chững lại trong năm 2009 nhưng khả quan hơn trong năm 2010
Dựa vào cung cầu thực tế, thị trường cà phê năm 2009 bị chững lại và thậm chí còn ế ẩm nên tác động làm giá cà phê hạ. Hiện nay sản lượng cà phê theo BMI ước tính cả năm 2009 đạt 137 triệu bao (loại 60 kg) (cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 135 triệu bao) tương đương tăng 12,2%/năm. BMI cũng ước tính sản lượng cà phê của hai nước sản suất cà phê lớn nhất thế giới là Bra-xin và Việt Nam sẽ tăng. Năm 2009 sản lượng cà phê ở Bra-xin lên tới 48 triệu bao (tăng 28%/năm), chiếm khoảng 35% sản lượng cà phê toàn cầu và sản lượng cà phê Việt Nam đạt 22 triệu bao (tăng 3,8%/năm).

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự đoán sản lượng cà phê toàn cầu đạt 138 triệu bao năm 2009.

Còn theo dự báo của Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2009 sẽ đạt khoảng 122-125 triệu bao (loại 60 ki lô gam), giảm 6,83% so với năm 2008 (tương ứng với 9,16 triệu bao). Ở một số nước sản xuất cà phê chính như Brazil, Ấn Độ, Colombia... sản lượng sẽ giảm.

Theo ICO, sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2009 sẽ đạt khoảng 40 triệu bao, giảm so với mức 45,9 triệu bao của năm 2008. Hiệp hội Cà phê Brazil dự báo, sản lượng cà phê của nước này có thể sẽ giảm từ 16-20%. Tổng sản lượng thu hoạch đạt từ 36,9-38,8 triệu bao, thấp hơn nhiều so với mức 45,99 triệu bao của năm 2008.

Trong năm 2009, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu khoảng 130 triệu bao (tăng không đáng kể - chỉ chiếm 0,6%/năm so với năm 2008). Mỹ, Bra-xin và các nước Châu Âu  là các quốc gia tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, chiếm gần 62% lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu, nhưng tăng trưởng tiêu dùng ở các nước này lại giảm rất mạnh (Mĩ: âm 0,9%, Bra-xin: 3,8% và các nước Châu Âu: -1,2%). Những động thái cung cầu như đã phân tích ở trên cho thấy trong năm 2009 sản lượng cà phê toàn cầu sẽ bị thặng dư 7,6 triệu bao (tăng hơn 5 triệu bao so với dự đoán trong năm 2008). Như vậy, hàng tồn kho sẽ tăng 42 triệu túi và kéo theo tăng tỷ lệ hàng dự trữ cho tiêu dùng từ 26,7 triệu cao năm 2008 lên 32,4 triệu bao năm 2009.

(Vietrade)

Nguồn: Tin tham khảo