(VINANET) - Theo số liệu thống kê từ TCHQ, hai tháng đầu năm Việt Nam đã thu về 66,6 triệu USD, tăng 18,75% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 2/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 31,7 triệu USD hàng sản phẩm gốm sứ, giảm 9,14% so với tháng đầu năm 2012.

Tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam từ năm 2011, thì nay sang những tháng đầu năm 2012 Nhật Bản vẫn là thị trường nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam với 10,6 triệu USD trong hai tháng năm 2012, chiếm 15,9% tỷ trọng, tăng 53,04% so với 2 tháng năm 2011. Riêng tháng 2/2012, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng về kim ngạch so với tháng đầu năm 2012, tăng 19,02% với 5,7 triệu USD.

Để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chú trọng khâu thiết kế.

Người Nhật ngày nay rất ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm làm bằng gỗ ép, nhựa giả mây, gốm sứ kết hợp sơn mài hay mây, gỗ kết hợp với kim loại..., Các sản phẩm làm bằng một loại nguyên liệu đơn thuần như mây, tre, lá rất khó bán tại Nhật.

Ông Hiroshi Sakamato, chuyên gia về hàng trang trí nội thất, Chủ tịch Công ty cổ phần The Sense of Life nhấn mạnh, khách hàng Nhật Bản vốn thực dụng nên họ rất quan tâm tới hiệu quả sử dụng của các sản phẩm TCMN, đó phải là loại hàng vừa độc đáo, vừa tiện lợi. Nếu các DN Việt Nam tận dụng được những điều này thì sẽ tìm được khách hàng tại Nhật Bản. Các bạn không nên nghĩ tới việc xuất khẩu sang Nhật Bản những đồ trang trí trong nhà cồng kềnh và chẳng rõ công năng sử dụng, vì người Nhật thường không có phòng ở rộng rãi".

Theo ông Tokayoshi Nagashima, Chủ tịch Công ty AIK, để vào được thị trường Nhật Bản, vấn đề không phải là giá cả mà là khâu thiết kế sản phẩm. Cái khó nhất là làm sao phát triển được các sản phẩm mới lạ, độc đáo, tìm ra nhiều công dụng mới của sản phẩm đó. Hiện, nhiều DN Việt Nam vẫn đi theo lối cũ là sản xuất các sản phẩm vốn để xuất sang châu Âu và Hoa Kỳ. Người Nhật hiện nay sống nhiều trong các chung cư chật hẹp, họ không thể mua những sản phẩm trang trí nhà cửa quá lớn. Chẳng hạn, các bộ bàn ghế bằng gỗ gụ, gỗ táu to, nặng, có độ bền cao bán rất tốt ở các nước Âu, Mỹ nhưng không bán được ở Nhật Bản.

Thực tế, nhiều DN Việt Nam chuyên làm gia công theo đơn hàng của công ty nước ngoài, gắn nhãn mác của nước ngoài. Vì vậy, các bạn nên mạnh dạn đổi mới nguyên liệu, mẫu mã, phát triển các sản phẩm mới, có chiến lược quảng bá rộng rãi và phải làm được thương hiệu của riêng mình, mang bản sắc dân tộc Việt", ông Nagashima khuyên.

Các chuyên gia đều cho rằng, hàng TCMN của Việt Nam còn nghèo nàn về kiểu dáng, nhiều nghệ nhân chưa có ý thức làm các sản phẩm thị trường cần mặc dù họ có thể tạo ra những sản phẩm truyền thống hết sức tinh tế.

Đứng thứ hai sau Nhật Bản là thị trường Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 3,8 triệu USD trong tháng 2/2012, giảm 19,34% so với tháng 1/2012. Tính chung 2 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 8,6 triệu USD hàng sản phẩm gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam trong tháng 2/2012, đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường so với tháng đầu năm, số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 43%. Đó là các thị trường Nhật Bản (tăng 19,02%); Thái Lan (tăng 34,76%); Anh (tăng 23,49%); Oxtraylia (tăng 18,6%); Canada (tăng 28,08%); Malaixia (tăng 264,7%) – đây là thị trường có kim ngạch tăng trưởng cao nhất và Trung Quốc (tăng  96,79%).

Nếu so với 2 tháng năm 2011, thì kim ngạch xuất khẩu hàng sản phẩm gốm sứ hai tháng năm 2012 này cũng đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 54,5%. Đáng chú ý, thị trường Cămpuchia , tuy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2,9 triệu USD, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 355,41%

Thống kê thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ 2 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T2/2012

KNXK 2T/2012

KNXK 2T/2011

% +/- T2 so T1

% +/- so với cùng kỳ

Trị giá

31.742.706

66.680.289

56.151.776

-9,14

18,75

Nhật Bản

5.775.147

10.627.580

6.944.089

19,02

53,04

Hoa Kỳ

3.885.286

8.677.081

8.125.688

-19,34

6,79

Thái Lan

3.756.505

6.544.069

2.651.523

34,76

146,80

Đài Loan

2.969.343

6.167.237

4.501.453

-7,15

37,01

Đức

1.724.684

5.222.813

6.624.334

-50,70

-21,16

Campuchia

791.761

2.951.520

648.105

-63,34

355,41

Anh

1.286.703

2.328.612

2.395.942

23,49

-2,81

Oxtrâylia

1.104.686

2.032.500

2.085.337

18,60

-2,53

Hàn Quốc

757.018

1.905.404

1.409.125

-34,08

35,22

Đan Mạch

431.889

1.525.657

1.771.000

-60,51

-13,85

Pháp

518.201

1.478.132

1.646.232

-46,02

-10,21

Canada

779.723

1.388.497

942.137

28,08

47,38

Malaixia

1.021.137

1.301.124

1.217.386

264,71

6,88

Hà Lan

400.808

1.074.534

908.914

-40,51

18,22

Thuỵ Sỹ

491.680

826.579

4.219.314

46,81

-80,41

Thuỵ Điển

206.300

581.782

490.131

-45,06

18,70

Bỉ

232.732

554.712

670.507

-27,72

-17,27

Italia

207.808

429.894

495.978

-6,43

-13,32

Nga

187.294

419.166

267.489

-19,23

56,70

Tây Ban Nha

138.270

349.219

496.069

-34,45

-29,60

Trung Quốc

201.400

303.743

208.136

96,79

45,93

Nguồn: Vinanet