VINANET- Đức vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thị trường Châu Âu. Số liệu thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Đức đạt hơn 1,27 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 4/2012, dẫn đầu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Đức là điện thoại các loại và linh kiện, trị giá 64.914.144 USD, tính chung 4 tháng đạt 335.599.652 USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là mặt hàng cà phê trị giá 202.456.282 USD, chiếm 15,9%; đứng thứ 3 là hàng dệt may, thu về 148.144.028 USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2012.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Đức như: giày dép trị giá 110.912.899 USD; hàng thuỷ sản trị giá 57.869.336 USD; gỗ và sản phẩm gỗ 45.977.672 USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng 43.006.374 USD; máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 35.505.445 USD;..

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 4 tháng đầu năm 2012

Mặt hàng
ĐVT
Tháng 4/2012
4T/2012
 
 
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
 
 
285.227.603
 
1.270.230.845

Điện thoại các loại và linh kiện

USD
 
64.914.144
 
335.599.652
Cà phê
Tấn
 
41.348.820
98.751
202.456.282
Hàng dệt may
USD
 
37.090.667
 
148.144.028
Giày dép các loại
USD
 
26.614.628
 
110.912.899
Hàng thuỷ sản
USD
 
15.507.857
 
57.869.336
Gỗ và sp gỗ
USD
 
8.560.199
 
45.977.672

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD
 
11.85.512
 
43.006.374

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

USD
 
3.944.528
 
35.505.445
Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù
USD
 
9.024.886
 
35.427.427
Hạt tiêu
Tấn
 
12.309.645
4.584
34.378.849
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
 
8.573.234
7.086
33.123.109
Sản phẩm từ sắt thép
USD
 
6.916.830
 
28.455.519
Cao su
Tấn
 
4.958.827
 
24.448.177
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
 
2.109.371
 
9.622.648
Phương tiện vận tải và phụ tùng
USD
 
2.055.454
 
8.213.366
Sản phẩm gốm sứ
USD
 
1.174.248
 
8.172.628
Hạt điều
Tấn
 
2.164.914
775
6.198.731
Sản phẩm hoá chất
USD
 
594.283
 
4.481.259
Sản phẩm từ cao su
USD
 
1.024.886
 
3.990.823
Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
USD
 
1.560.697
 
3.062.299
Hàng rau quả
USD
 
697.183
 
2.307.554

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

USD
 
581.873
 
1.658.199

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

USD
 
241.190
 
1.391.063
Chè
Tấn
 
290.379
656
1.050.358
Giấy và các sp từ giấy
USD
 
155.783
 
408.933
Sắt thép các loại
Tấn
 
 
58
130.342
 
Tìm hiểu về thị trường Đức

CHLB Đức là nước có nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới về GDP. Việt Nam và Đức đã ký kết một số hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không… .Đức đang là đối tác thương mại lớn nhất của VN trong khối EU. Đức cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.

Theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại, những mặt hàng chủ yếu của VN xuất sang Đức hiện nay là hàng dệt may, giày dép, cà phê, thuỷ sản. Hiện, Đức xếp Việt Nam là đối tác thương mại thứ 46/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào Đức.

Dự đoán, những mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nhiều sang Đức trong thời gian tới là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, sản phẩm gỗ, cao su,…

DNVN muốn xuất khẩu hàng vào Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn. Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu, DN nên tránh các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu hủy và chi phí tiêu hủy do phía VN chi trả.

Để tránh rủi ro, các DNVN trước khi đặt quan hệ làm ăn với DN nào của Đức thì nên thăm dò uy tín của DN đó trước (về quy mô DN, hoạt động ra sao, tình hình tài chính) Theo đó, các DN nên phát triển theo hướng chuyên doanh, có chiến lược kinh doanh tập trung và tạo được nguồn hàng lớn.

 
 

Nguồn: Vinanet