Từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực (năm 2007), kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các loại của Việt Nam sang Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2011 đạt 3,49 tỷ USD, chiếm 5% tỷ trọng hàng xuất khẩu của cả nước, tăng 72,07% so với cùng kỳ năm 2010; riêng tháng 9 xuất khẩu sang thị trường này bị sụt giảm 26,95% kim ngạch so với tháng trước đó và chỉ đạt 357,77 triệu USD, nhưng vẫn tăng 9,78% so với cùng tháng năm 2010.
Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quóc là dầu thô, đạt 745,94 triệu USD trong 9 tháng, chiếm 21,4% tỷ trọng hàng xuất sang Hàn Quốc, tăng mạnh 129,8% so với cùng kỳ, nhưng riêng tháng 9 thị trường này lại không nhập dầu thô từ Việt Nam.
Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 về kim ngạch là hàng dệt may, đạt 630,82 triệu USD, chiếm 18,09%, tăng 141,6% so cùng kỳ; riêng tháng 9 đạt 130,18 triệu USD, tăng 7,09% so với tháng trước. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, trong tháng 10/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 100 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may 10 tháng đầu năm sang thị trường này lên trên mức 700 triệu USD, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng kỷ lục nhất từ trước tới nay. Với đà tăng trên, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc sẽ đạt khoảng 750-780 triệu USD trong năm 2011, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của ngành Dệt May Việt Nam (sau Mỹ, EU và Nhật Bản). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là, sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được ký kết, mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8% xuống 0%, hàng may được giảm từ 13% xuống 0%...Được hưởng lợi lớn nhất trong tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc chính là 400 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, với số vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May - Thêu đan TP.HCM cho biết, phần lớn đơn hàng xuất khẩu dệt may, da giày sang Hàn Quốc đều tập trung ở các doanh nghiệp có vốn của Hàn Quốc.
Tiếp sau đó là mặt hàng thuỉy sản xếp thứ 3 về kim ngạch, đạt 344,6 triệu USD, chiếm 9,88%, tăng 39,36% so cùng kỳ; riêng tháng 9 giảm 17,85% so với tháng 8, đạt 42,85 triệu USD. Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2010 tăng 28% và năm 2011 tăng 30%. Hiện Hàn Quốc là nhà nhập khẩu nhuyễn thể lớn nhất của Việt Nam
Đứng thứ 4 về kim ngạch là mặt hàng xơ sợi dệt đạt 234,12 triệu USD, chiếm 6,72% (đây là mặt hàng mới so với năm ngoái); riêng tháng 9 xuất khẩu đạt 24,89 triệu USD, tăng 26,92% so với tháng 8.
Tháng 9, đáng chú ý nhất là mặt hàng quặng và khoáng sản xuất khẩu sang Hàn Quốc có mức tăng trưởng đột biến tới 5.035% so với tháng 8; tiếp đến chất dẻo nguyên liệu xuất khẩu cũng tăng mạnh tới 323,8% và sắt thép tăng trên 100% so với tháng 8. Ngược lại, sản phẩm xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 9 là phương tiện vận tải, sản phẩm từ cao su và xăng dầu với mức giảm tương ứng 85,14%, 59,3% và 50,33% về kim ngạch.
Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong cả 9 tháng đầu năm hầu hết đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với 9 tháng năm 2010; trong đó các mặt hàng góp phần vào việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng gồm có: thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh tăng 525,74%, đạt 11,45 triệu USD; phương tiện vận tải tăng 185,4%, đạt 79,52 triệu USD; xăng dầu tăng 178,7%, đạt 74,14 triệu USD; dệt may tăng 141,6%, đạt 630,82 triệu USD; dầu thô tăng 129,8%, đạt 745,94 triệu USD; sản phẩm nhựa tăng 110,44%, đạt 21,71 triệu USD; sản phẩm sắt thép tăng 103,33%, đạt 40,13 triệu USD; rau quả tăng 100,46%, đạt 16,66 triệu USD.
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái, với các mặt hàng chính là chuối xanh, dứa, dừa, thanh long, bưởi da xanh, xoài cát, sầu riêng hạt lép… và các loại trái cây đóng hộp, trái cây sấy. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả còn khá khiêm tốn, đạt khoảng 15,5 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, do thị trường này yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2011
ĐVT: USD
Mặt hàng
|
T9/2011
|
9T/2011
|
% tăng giảm KN T9/2011 so với T8/2011
|
% tăng giảm KN T9/2011 so với T9/2010
|
% tăng giảm KN 9T/2011 so với 9T/2010
|
Tổng cộng
|
357.765.455
|
3.486.488.626
|
-26,95
|
+9,78
|
+72,07
|
Dầu thô
|
0
|
745.938.334
|
*
|
*
|
+129,81
|
Hàng dệt may
|
130.184.319
|
630.818.773
|
+7,09
|
+121,59
|
+141,60
|
Hàng thuỷ sản
|
42.847.356
|
344.600.337
|
-17,85
|
+28,96
|
+39,36
|
Xơ sợi dệt các loại
|
24.890.853
|
234.119.327
|
+26,92
|
*
|
*
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
16.352.077
|
142.033.089
|
-35,66
|
+40,63
|
+48,77
|
Than đá
|
10.193.744
|
106.837.534
|
+27,18
|
-24,00
|
-3,58
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
16.272.684
|
106.776.829
|
+1,33
|
+111,73
|
+79,31
|
Giày dép các loại
|
9.754.725
|
105.463.038
|
-36,95
|
+29,31
|
+67,86
|
Cao su
|
12.105.581
|
95.040.489
|
+35,40
|
+27,38
|
+43,88
|
Sắt thép các loại
|
3.173.966
|
80.804.445
|
+100,14
|
-66,09
|
+10,23
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
5.607.031
|
79.520.197
|
-85,14
|
+98,55
|
+185,41
|
Xăng dầu các loại
|
4.688.423
|
74.139.411
|
-50,33
|
+1514,98
|
+178,71
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
8.655.703
|
73.962.507
|
-19,16
|
+28,58
|
+41,82
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
4.490.278
|
52.479.739
|
-30,87
|
*
|
*
|
Cà phê
|
3.157.660
|
48.899.373
|
-22,55
|
-6,79
|
+60,76
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
4.041.795
|
40.128.098
|
-25,48
|
+104,28
|
+103,33
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
5.533.106
|
37.319.567
|
+7,80
|
*
|
*
|
Túi xách, va li, mũ, ô dù
|
2.499.738
|
31.739.033
|
-37,48
|
-7,89
|
+37,91
|
Dây điện và dây cáp điện
|
2.152.051
|
26.922.686
|
-21,42
|
-26,16
|
-4,26
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
2.767.049
|
21.710.593
|
+2,00
|
+49,87
|
+110,44
|
Sản phẩm hoá chất
|
2.264.919
|
19.186.808
|
-17,01
|
+6,07
|
+24,18
|
Hàng rau qủa
|
1.562.860
|
16.655.081
|
-18,16
|
+124,75
|
+100,46
|
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
|
1.748.603
|
15.834.708
|
+18,46
|
-8,85
|
+53,66
|
sản phẩm từ cao su
|
902.725
|
11.755.611
|
-59,31
|
-5,62
|
+51,44
|
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh
|
1.722.268
|
11.449.929
|
-4,70
|
+603,70
|
+525,74
|
Hạt tiêu
|
800.034
|
11.065.688
|
-30,04
|
+22,26
|
+64,99
|
Sắn và sản phẩm từ sắn
|
2.112.361
|
9.074.322
|
*
|
*
|
+20,41
|
sản phẩm gốm, sứ
|
705.300
|
8.185.801
|
-38,28
|
-2,90
|
-0,76
|
Giấy và các sản phẩm từ giấy
|
827.449
|
5.776.934
|
+0,08
|
*
|
*
|
Hoá chất
|
843.397
|
5.621.266
|
+23,60
|
*
|
*
|
Quặng và khoáng sản khác
|
4.206.245
|
4.495.317
|
+5.034,89
|
+184,14
|
+56,74
|
Sản phẩm mây, tre, cói thảm
|
423.695
|
4.301.402
|
-26,35
|
+46,13
|
+9,37
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
425.015
|
3.648.622
|
+323,80
|
+23,30
|
+69,58
|
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm
|
233.872
|
2.751.574
|
-13,36
|
+12,57
|
+26,24
|
Theo Bộ Công thương, trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt hơn 3,86 tỷ USD, tăng 60,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì, năm nay, Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang thị trường này hơn 5 tỷ USD.
Hiện Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng từ 500 triệu USD năm 1992 lên 13 tỷ USD năm 2010, dự kiến đạt 16 tỷ USD năm 2011 và trên 20 tỷ USD vào năm 2015.
(vinanet-T.Thuy)