VINANET- Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa kỳ trong quí I/2012 đạt 4.194.111.268 USD, tăng 21,51% so với cùng kỳ năm trước, với kết quả này Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Nhìn chung, xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ trong quí I/2012 không có sự thay đổi đáng kể nào, dẫn đầu vẫn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến; tiếp đến là nhóm hàng nông lâm, thủy sản và cuối cùng là nhóm hàng khoáng sản, năng lượng.

Trong nhóm hàng công nghiệp chế biến, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.677.676.447 USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường Hoa Kỳ, mặt hàng dệt may tiếp tục là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, tăng 11,26% so với cùng kỳ.

Ba mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn tiếp theo đều thuộc các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó mặt hàng giày dép với trị giá xuất khẩu đạt 439.578.760 USD, tăng 15,8%; tiếp đến là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 363.787.777 USD, tăng 33,01%; mặt hàng thuỷ sản với trị giá xuất khẩu đạt 243.905.043 USD, chiếm 5,8% và tăng 17,36% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2012, 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng trên 100% là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (+104,98%); phương tiện vận tải và phụ tùng (+110,26%); sản phẩm từ sắt thép (+149,54%).

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ quí I/2012

 

Mặt hàng XK

ĐVT

3T/2012

 % tăng, giảm 3T/2012 so với cùng kỳ năm ngoái

 

 

Lượng

Trị giá

Lượng (%)

Trị giá (%)

Tổng

 

 

4.194.111.268

 

21.51

Hàng dệt may

USD

 

1.677.676.447

 

11.26

Giày dép các loại

USD

 

439.578.760

 

15.8

Gỗ và sản phẩm gỗ

USD

 

363.787.777

 

33.01

Hàng thuỷ sản

USD

 

243.905.043

 

17.36

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

 

210.173.605

 

104.98

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

USD

 

194.144.133

 

73.41

Cà phê

Tấn

60.328

140.403.987

5.71

5.45

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

121.794.859

 

35.74

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

101.096.984

 

110.26

Sản phẩm từ sắt thép

USD

 

98.363.278

 

149.54

Hạt điều

Tấn

10.281

66.644.345

12.56

0.73

Dầu thô

Tấn

73.214

64.351.642

-21.38

-8.88

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

 

36.655.931

 

52.48

Điện thoại các loại và linh kiện

USD

 

36.630.837

 

 

Dây điện và dây cáp điện

USD

 

34.397.512

 

-24.64

Hạt tiêu

Tấn

2.555

18.594.526

-29.48

4.21

Cao su

Tấn

5.499

17.002.705

-8.7

-26.12

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

USD

 

16.258.260

 

-4.29

Kim loại thường khác và sản phẩm

USD

 

15.414.908

 

 

Giấy và các sản phẩm từ giấy

USD

 

13.170.188

 

-41

Sản phẩm gốm, sứ

USD

 

12.538.814

 

8.96

Sản phẩm từ cao su

USD

 

10.602.469

 

38

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

 

10.078.009

 

40.09

Xơ, sợi dệt các loại

Tấn

5.243

9.332.475

 

 

Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

USD

 

8.927.049

 

37.77

Hàng rau quả

USD

 

7.093.701

 

25.2

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

USD

 

6.079.906

 

0.74

Gạo

Tấn

4.990

3.189.991

 

 

Sắt thép các loại

Tấn

937

2.192.046

120.99

132

Sản phẩm hoá chất

USD

 

2.143.723

 

-51.41

Hoá chất

USD

 

2.005.165

 

2.83

Chè

Tấn

1.322

1.537.797

52.13

60.2

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

USD

 

848.626

 

 

 

Hành trang cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện là một trong những thị trường hàng đầu về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đặt ra nhiều quy định mới đối với các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, đồ uống… khi xuất khẩu vào thị trường này. Việc đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, hạn chế rủi ro mà còn giữ gìn thương hiệu cho chính bản thân doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Tại hội thảo “Cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm” được tổ chức mới đây tại TP. Hồ Chí Minh, ông David Lennarz – nguyên chuyên gia Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng , hiện có hơn 160 quốc gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ với số lượng lớn (15-20% sản phẩm thực phẩm tiêu thụ tại Mỹ có nguồn gốc từ các quốc gia khác). Do đó, việc kiểm tra tại cảng nhập không thể xử lý hết số lương thực thực phẩm nhập khẩu ngày càng tăng, thực tế FDA chỉ kiểm soát khoảng 2% trong tổng số các lô hàng nhập khẩu. Đây là một trong những lý do khiến thị trường nhập khẩu này ngày càng áp dụng nhiều quy định khắt khe về ATVSTP và các luật sửa đổi bổ sung đối với hàng nhập khẩu.

Theo quy định của FDA, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, đóng gói, lưu giữ đồ uống, thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm phải đăng ký với FDA trước khi muốn xuất khẩu vào thị trường này. Với quy định trên thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đăng ký hoặc nhờ đối tác nhập khẩu hàng hiện hữu của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ làm người đại diện để đăng ký với FDA. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn người đại diện có uy tín, có mối liên lạc thường xuyên, hiểu các quy định và biết cách làm việc với FDA. Tuy nhiên, theo các quy định của Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA (FSMA) được sửa đổi bổ sung ngày 4/1/2011 , kể từ năm 2012 mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải chỉ định một đại diện tại Mỹ để FDA liên lạc theo Luật chống khủng bố sinh học năm 2002. Các doanh nghiệp sẽ phải đăng kí lại với FDA 2 năm/lần vào quý 4 của các năm chẵn . Ngày 31/12/2012 là thời gian cuối cùng cho các doanh nghiệp đăng ký và tái đăng ký với FDA. Việc tự nguyện cung cấp thông tin cho FDA giúp các doanh nghiệp nhận được phản hồi sớm từ cơ quan này.

FSMA buộc các nhà nhập khẩu có trách nhiệm hơn đối với chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài. Chẳng hạn, đối với tiêu chuẩn HACCP, FDA không yêu cầu bắt buộc nhưng từ tháng 7/2012, các sản phẩm hàng hóa xuất vào Hoa Kỳ sẽ phải đáp ứng quy trình sản xuất đạt chuẩn HACCP về kiểm soát phòng ngừa. Tiêu chuẩn này hiện đã áp dụng trên hai sản phẩm là nước giải khát và hải sản. Đến tháng 3/2013, Hoa Kỳ sẽ đưa vào áp dụng thêm quy định Tiêu chuẩn an toàn sản xuất bắt buộc (CGMP).

Doanh nghiệp chủ động bảo vệ thương hiệu

Theo ông David Lennarz , theo luật mới này, doanh nghiệp phải chi trả hoàn toàn chi phí tài chính khi bị thanh tra, kiểm tra như các chi phí liên quan đến việc kiểm tra, di chuyển, chuẩn bị hồ sơ. Mức phí FDA đưa ra được tính theo giờ (224 USD/giờ với trong nước và 325 USD/giờ với nước ngoài). Do đó, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định cho hàng hóa là phương án tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro cho doanh nghiệp, bởi nếu hàng hóa bị phát hiện không đạt chuẩn, ngoài việc bị trả về, doanh nghiệp còn tốn các chi phí lưu kho bãi, chi phí kiểm tra, vận chuyển và tu sửa sản phẩm, đặc biệt là bị mất uy tín với khách hàng. Theo kế hoạch của FDA, năm 2012 sẽ tiến hành 1.200 chuyến kiểm tra, số lượng tiến hành kiểm tra năm sau sẽ tăng lên gấp đôi, năm 2013 dự kiến có 2.400 chuyến, năm 2014 là 4.800 chuyến…

Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường Hoa Kỳ, trước hết doanh nghiệp nên ở thế chủ động, điều này không chỉ giúp giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian mà còn giữ gìn thương hiệu cho doanh nghiệp mình và xa hơn là danh tiếng của ngành xuất khẩu Việt Nam.

Nguồn: Vinanet