Năm 2014, tổng XK tôm của Indonesia đạt 181,3 tấn; trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 19% về khối lượng và 29% về giá trị so với năm 2013. XK tôm của Indonesia tăng trưởng liên tục 28-29% trong 3 năm gần đây (2012-2014).

Tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS 030617) và tôm chế biến đông lạnh (mã HS 160521) là 2 mặt hàng XK chính của Indonesia, chiếm tỷ trọng lần lượt 75% và 19%.

Thị trường NK tôm lớn nhất của Indonesia là Mỹ, chiếm 62% tổng XK tôm của nước này. Nhật Bản đứng thứ 2 chiếm hơn 20%. Việt Nam đứng thứ 5 chiếm 2%. Giá XK tôm sang Việt Nam thấp nhất trong số 5 thị trường NK chính tôm từ Indonesia.

Năm 2014, Indonesia gặt hái nhiều thành công trên thị trường Mỹ. XK tôm sang Mỹ tăng 44% và đây cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số 5 nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ.

Năm 2014, Indonesia dẫn đầu về cung cấp tôm thịt đông lạnh cho thị trường Mỹ. Mặc dù Ấn Độ cũng theo sát Indonesia trong XK mặt hàng này sang Mỹ tuy nhiên xét trên nhiều yếu tố thì Ấn Độ khó có thể vượt qua Indonesia trong năm 2014 cũng như trong năm 2015.

Theo dự báo, Indonesia sẽ tận dụng các lợi thế để tiếp tục đẩy mạnh XK tôm sang thị trường Mỹ và có thể sẽ vượt qua Ấn Độ nhờ Indonesia không phải chịu thuế chống bán phá giá như các nước khác đồng thời sản lượng tôm chân trắng của nước này tăng nhanh chóng

Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm thịt đông lạnh lớn thứ 3 cho Mỹ, sau Indonesia và Ấn Độ. Tuy nhiên, giá tôm từ Việt Nam thường cao hơn so với hai nhà cung cấp này. Năm 2014, giá tôm từ Việt Nam đạt 13.938 USD/tấn trong giá tôm từ Indonesia và Ấn Độ lần lượt là 13.037 USD/tấn và 13.104 USD/tấn.

Indonesia XK 9.618 tấn tôm sang Mỹ trong tháng 3, giảm 8,48% so với cùng kỳ năm 2014. Quý đầu năm nay, Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ với 27.979 tấn, tăng 15,98% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo đại sứ Indonesia tại Washington D. C., Indonesia có thể vẫn duy trì đà tăng trưởng XK cao này để liên tục tăng trưởng trong năm 2015.

Năm 2006, virut gây bệnh hoại tử cơ (IMNV) tấn công ngành tôm Indonesia. Sau kinh nghiệm đối mặt với IMNV, Indonesia đã xây dựng quy định về kiểm dịch quốc gia để bảo vệ ngành khỏi lây nhiễm dịch bệnh từ nguồn NK. Nước này kiểm soát nghiêm ngặt nguồn tôm giống (tôm bố mẹ và tôm post) NK vào nước này. Với quy định kiểm dịch này đã giúp Indonesia thoát khỏi EMS.

Theo ước tính từ Nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương, Indonesia đã trở thành quốc gia nuôi tôm lớn thứ hai trên thế giới trong năm 2014. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia đã tăng 31% lên mức 504.000 tấn, đứng sau Trung Quốc với 955.000 tấn.

Với mục tiêu tăng sản lượng nuôi trồng 18 tấn thủy sản năm 2015 và mục tiêu tăng XK hàng hóa 300% đến năm 2019, XK tôm của Indonesia sẽ được chú trọng và duy trì đà tăng trưởng trong năm nay.

Với lợi thế về thuế suất và sản lượng, Indonesia luôn là đối thủ cạnh tranh lớn của các DN XK tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Các thị trường nhập khẩu tôm của Indonesia - Nghìn USD (Nguồn: ITC)

Thị trường
2010
 2011
2012
2013
2014
2014/2013(%)
TG
1.036.735
1.285.895
1.235.384
1.582.114
2.039.301
28,9
Mỹ
446.959
619.304
595.525
881.004
1.264.852
43,6
Nhật Bản
373.430
425.586
417.574
460.043
421.782
-8,3
Hà Lan
30.255
34.643
27.151
46.848
67.519
44,1
Anh
53.336
41.500
27.933
46.512
48.774
4,9
Việt Nam
8.981
20.502
36.586
25.657
40.724
58,7
Trung Quốc
8.056
16.629
16.767
7.764
27.041
248,3
Canada
8.243
10.746
11.342
12.366
22.329
80,6
Đức
7.038
9.798
8.169
8.628
21.359
147,6
Singapore
4.393
6.703
9.443
9.842
16.492
67,6
Hồng Kông, Trung Quốc
11.306
13.348
10.047
14.193
15.949
12,4
Nguồn: vasep.com.vn
 

Nguồn: Vasep