Số liệu sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện trong tháng 10 là 71,1 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 9, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 733,9 triệu USD, tăng 25,59% so với cùng kỳ năm 2012.

Các thị trường Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này là Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia, Hàn quốc và Nhật Bản, trong đó Thái Lan là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất, với 397,2 triệu USD, tăng 37,33% so với 10 tháng năm 2012.

Tuy có vị trí địa lý thuận lợi về vận chuyển hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 161 triệu USD, tăng 12,75%, kế đến là Malaixia tăng 7,53% đạt kim ngạch 81,7 triệu USD; Hàn Quốc đạt 25,5 triệu USD, tăng 83,91% - đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất; và Nhật Bản tăng 12,44%, đạt 9,2 triệu USD.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện 10 tháng 2013 – ĐVT: USD

 
KNNK 10T/2013
KNNK 10T/2012
Tốc độ tăng trưởng +/- (%)
tổng KN
733.922.345
584.380.990
25,59
Thái Lan
397.286.060
289.294.888
37,33
Trung Quốc
161.015.842
142.807.242
12,75
Malaixia
87.127.210
81.028.068
7,53
Hàn Quốc
25.580.446
13.909.268
83,91
Nhật Bản
9.212.759
8.193.490
12,44

Theo nguồn tin Haiquan Online, thời gian qua Cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương) yêu cầu Chi cục Quản lí thị trường các địa phương triển khai kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm về ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa đối với một số đồ điện gia dụng có nguồn gốc Trung Quốc.

Mặt hàng được yêu cầu kiểm tra là: quạt phun sương, ấm đun nước, máy xay sinh tố… Đối tượng kiểm tra là các nhà nhập khẩu, phân phối đồ điện gia dụng, các siêu thị, cửa hàng điện máy…

Việc kiểm tra tập trung vào hành vi gian lận về ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể là hàng nhập khẩu nhưng trên nhãn không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật như không ghi xuất xứ, không ghi nhãn phụ… Hành vi giả xuất xứ, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dán tem tại Trung Quốc (loại tem dễ bóc) nhưng ghi nhiều thông tin như công nghệ Hàn Quốc, chữ viết Hàn Quốc… khi bán ra thị trường, người bán bóc tem (ghi sản xuất tại Trung Quốc) chỉ để lại các thông tin dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc dán tem ghi sản xuất tại Hàn Quốc, Nhật Bản để lừa dối người tiêu dùng.

Theo Cục Quản lí thị trường, yêu cầu trên xuất phát từ việc thời gian gần đây qua công tác phối hợp giữa đơn vị và Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã phát hiện ra những hành vi vi phạm nêu trên.

Nguồn: Vinanet