(VINANET) Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 528,4 triệu USD nhập khẩu sữa và sản phẩm, tăng 29,04% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 6/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 78,1 triệu USD sữa và sản phẩm, giảm 10,64% so với tháng 5/2012 và giảm 5,6% so với tháng 6/2011.

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường Niudilan, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Pháp, Thái Lan… trong đó thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là Niudilan, chiếm 24,6% tỷ trọng, tương đương với 130,2 triệu USD, tưang 6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 6/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 16,8 triệu USD sữa và sản phẩm từ thị trường này, tăng 2,03% so với tháng liền kề trước đó, nhưng giảm 35,73% so với tháng 6/2011.

Đứng thứ hai là Hoa Kỳ, với kim ngạch nhập trong tháng là 12,2 triệu USD giảm 11,16% so với tháng 5/2012 và giảm 33,13% so với tháng 6/2011. Tính chung 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 69,3 triệu USD sữa và sản phẩm từ Hoa Kỳ, giảm 31,61% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài hai thị trường chính kể trên Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác như Hà Lan, Đức, Pháp, Thái Lan, Malaisia… với 63,1 triệu USD; 35,1 triệu USD; 33,4 triệu USD; 26 triệu USD….

Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Malaisia chỉ có 24,7 triệu USD, nhưng lại tăng trưởng mạnh hơn cả, tăng 1003,21% so với cùng kỳ năm trươcs.

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 6 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T6/2012

KNNK 6T/2012

KNNK 6T/2011

% +/- KN so T5/2012

% +/- KN so T6/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KNNK

78.119.968

528.449.046

409.537.458

-10,64

-5,60

29,04

Niudilân

16.824.682

130.293.147

122.919.898

2,03

-35,73

6,00

Hoa Kỳ

12.211.885

69.322.651

101.362.256

-11,16

-33,13

-31,61

Hà Lan

6.529.057

63.123.410

44.350.426

-37,21

-18,32

42,33

Đức

6.055.280

35.166.982

10.503.059

54,71

51,90

234,83

Pháp

7.867.573

33.481.892

13.829.267

-8,28

101,36

142,11

Thái Lan

4.016.814

26.018.916

15.821.451

-17,20

-8,69

64,45

Malaisia

3.345.197

24.754.732

2.243.881

-16,99

866,07

1,003,21

Đan Mạch

1.553.777

18.805.768

4.774.459

-50,80

568,10

293,88

Ba Lan

2.083.273

10.297.700

12.725.565

5,90

-15,69

-19,08

Oxtrâylia

1.093.391

8.059.581

22.867.779

-53,84

-28,22

-64,76

Hàn Quốc

1.122.894

5.371.336

4.197.341

32,54

28,35

27,97

Tây ban Nha

608.469

4.406.374

4.082.382

-25,79

60,17

7,94

Philippin

516.756

2.176.260

2.691.949

450,54

-45,61

-19,16

Trung Quốc

 

27.744

 

*

*

*

Thời gian qua, các sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam đồng loạt tăng giá. 6 tháng đầu năm, giá sữa đã 3 lần tăng với mức tăng trung bình 5% - 18%, chưa hề có đợt giảm giá nào. Trong khi đó, trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2012, giá sữa liên tục giảm. Riêng trong tháng 6 tiếp tục giảm khá nhiều so với tháng 5 do đang vào cuối mùa sản xuất sữa ở châu Úc. 

Lý giải cho việc tăng giá ồ ạt của các sản phẩm sữa, các doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân của việc tăng giá chủ yếu do giá của các loại nguyên vật liệu tăng từ 8 đến trên 20%, xăng, dầu tăng 36%, điện tăng 5%, trượt giá khiến lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 11%. Bên cạnh đó, là tỷ giá ngoại tệ đã tăng khoảng 13%, trong khi nguyên liệu chủ yếu vẫn nhập khẩu. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD cũng tác động lớn đến giá thành sản phẩm, gây áp khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, theo Nghị định 170 của Chính phủ về quản lý giá sữa thì việc tăng giá sữa sữa là quyết định của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng chỉ có quyền yêu cầu hạ giá sữa nếu giá tăng vượt quá 20%,. Vì thế, việc tăng giá của các doanh nghiệp trong thời gian qua là không vi phạm các quy định về giá và hoàn toàn  phù hợp với mức tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào.

Theo tin từ Cục Hải quan TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về tăng cường quản lí giá sữa NK, Cục Hải quan TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Kết quả, sau hơn 2 tháng đã tăng thu 4 tỉ đồng tiền thuế từ mặt hàng sữa NK.

Qua thực hiện tham vấn giá, Phòng Thuế XNK phát hiện DN thường khai báo giá NK thấp hơn so với giá mặt hàng giống hệt, tương tự do chính họ NK trong chu kì 3 tháng/1 lần trước đó và thấp hơn so với giá thành sản phẩm sau khi đã trừ các khoản thuế, chi phí chung và lợi nhuận.

DN NK sữa thường cho biết lý do người bán giảm giá NK là để bù đắp cho chi phí bán hàng, quản lí trong nước nhằm đảm bảo khoản lợi nhuận của DN trong nước theo hợp đồng đã kí kết. Theo Phòng Thuế XNK, mỗi container sữa NK nếu DN khai báo giá thấp như trên, nếu được chấp thuận sẽ giảm thuế từ 200 đến 300 triệu đồng.

Các mặt hàng bị điều chỉnh giá tập trung vào dòng sữa bột dành cho trẻ em và sữa bà bầu được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi một số hãng sữa nổi tiếng, chiếm thị phần lớn mặt hàng sữa bột trên thị trường Việt Nam.

Đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và sữa nước, Cục Hải quan TP.HCM đã đưa vào Danh mục quản lí rủi ro hàng NK cấp cục từ năm 2008 và đưa ra nhiều biện pháp quản lí chặt chẽ mặt hàng này.      

Nguồn: Vinanet