(vinanet) - Quan hệ thương mại Việt Nam- Hà Lan không ngừng phát triển, kim ngạch thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm. Từ năm 2002, xuất khẩu sang Hà Lan bắt đầu có chiều hướng tăng khá, trung bình khoảng 15%/năm.
Nếu như năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 1,33 tỷ USD, thì sau 3 năm, kim ngạch này đã tăng thêm 60%, tương ứng với 2,15 tỷ USD, tăng 27,22 so với năm 2010.
Bốn tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan đã tăng 10,18% so với cùng kỳ năm ngoái, với 710,88 triệu USD, với các mặt hàng chính gồm máy vi tính, điện tử, giày dép các loại, điện thoại, hàng may mặc, hạt điều, máy móc thiết bị, hạt tiêu, cà phê, hải sản, hàng rau quả, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ chế biến, sản phẩm nhựa.
Theo số liệu thống kê, có 13/23 nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Hà Lan có kim ngạch trên 10 triệu USDtrong 4 tháng đầu năm. Trong đó mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Hà Lan là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trị giá 132,91 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ, chiếm 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là mặt hàng giày dép đạt 88,03 triệu USD, giảm 11%, chiếm 12,38%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 82,54 triệu USD, chiếm 11,61%; đứng thứ 4 là mặt hàng dệt may trị giá 64,3triệu USD, tăng 12,11%, chiếm 9,05% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hà Lan 4 tháng đầu năm 2012
Mặt hàng
|
Tháng 4/2012
|
4Tháng/2012
|
4Tháng/2011
|
% tăng, giảm KN 4T/2012 so cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
198.610.737
|
710.884.360
|
645.197.479
|
+10,18
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
41.865.854
|
132.911.383
|
86.587.683
|
+53,50
|
Giày dép các loại
|
26.145.347
|
88.032.813
|
98.920.954
|
-11,01
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
18.216.012
|
82.544.191
|
0
|
*
|
Hàng dệt may
|
17.002.625
|
64.303.570
|
57.356.601
|
+12,11
|
Hạt điều
|
14.237.775
|
49.528.852
|
42.207.138
|
+17,35
|
Hàng thuỷ sản
|
13.205.043
|
46.076.316
|
51.713.619
|
-10,90
|
Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng
|
7.153.577
|
33.870.652
|
19.414.828
|
+74,46
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
6.064.613
|
27.270.168
|
26.501.470
|
+2,90
|
Hạt tiêu
|
6.558.040
|
27.078.375
|
19.697.879
|
+37,47
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
11.693.577
|
23.362.403
|
12.430.261
|
+87,95
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
5.548.508
|
21.612.994
|
25.301.382
|
-14,58
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
5.472.842
|
15.339.076
|
11.091.627
|
+38,29
|
Cà phê
|
3.375.702
|
13.942.197
|
43.941.002
|
-68,27
|
sản phẩm từ sắt thép
|
2.728.261
|
9.961.344
|
9.894.126
|
+0,68
|
Hàng rau quả
|
1.720.203
|
7.781.914
|
11.589.187
|
-32,85
|
Cao su
|
476.291
|
4.395.897
|
0
|
*
|
Sản phẩm gốm sứ
|
516.959
|
2.053.076
|
1.648.113
|
+24,57
|
Sản phẩm mây tre, cói, thảm
|
306.354
|
1.565.026
|
3.100.346
|
-49,52
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
246.587
|
1.027.714
|
1.027.119
|
+0,06
|
Gạo
|
314.625
|
874.535
|
216.896
|
+303,20
|
sản phẩm từ cao su
|
138.336
|
683.206
|
547.330
|
+24,83
|
sản phẩm hoá chất
|
211.350
|
488.264
|
989.409
|
-50,65
|
Hoá chất
|
126.720
|
365.824
|
1.749.129
|
-79,09
|
Hà Lan là quốc gia kinh doanh thương mại, nhập khẩu nhiều, không có chính sách hạn chế thậm chí còn khuyến khích nhập khẩu, do đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế xuất khẩu hàng hóa hơn so với xuất khẩu sang các quốc gia khác. Mặt khác, nhu cầu thị trường lớn, tính chất tái xuất, nhập nguyên liệu để chế biến, sản xuất, trung chuyển, cũng giúp cho hàng Việt Nam tiếp cận với thị trường này dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ngoài việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp nên đăng ký bản quyền nhãn hiệu để tạo hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Hà Lan, và thường xuyên nghiên cứu về các xu thế tiêu dùng cụ thể, tạo ra được cơ cấu xuất khẩu phù hợp.