VINANET - Theo số liệu thống kê từ TCHQ, 10 tháng đầu năm 2011, cả nước đã thu về 162,2 triệu USD sản phẩm bằng mây tre, cói, thảm, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 18,3 triệu USD, tăng 20,41% so với tháng liền kề trước đó và tăng 240,4% so với tháng 10/2010.

Từ đầu năm cho đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre cói và thảm tăng giảm thất thường. Nếu như tháng 7 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 11,2% so với tháng trước đó, thì sang tháng 8, kim ngạch xuất khẩu lại tăng, tăng 15,2%, đạt 16,7 triệu USD. Nhưng sang đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm, giảm 9,5% so với tháng 8, tương đương với 15,1 triệu USD. Đến tháng 10, kim ngạch xuất khẩu mây tre cói và thảm lại tăng, tăng 20,41% so với tháng 9, đạt 18,3 triệu USD.

Nhìn chung 10 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre cói và thảm giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường trọng điểm.

Đứng đầu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch đạt trong tháng là 2,6 triệu USD, tăng 9,67% so với tháng trước đó và tăng 2,49% so với tháng 10/2010, nâng kim ngạch 10 tháng đầu năm xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm sang thị trường Hoa Kỳ lên 25,4 triệu USD chiếm 15,7%, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản với kim ngạch đạt 23,1 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 9,22% so với 10 tháng năm 2010. Tuy nhiên, trong tháng 10 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản lại tăng trưởng, tăng 18,13% so với tháng 9 và tăng 37,4% so với tháng 10/2010, tương đương với 2,7 triệu USD.

Bên cạnh những thị trường giảm kim ngạch trong 10 tháng đầu năm nay, còn có những thị trường có kim ngạch tăng trưởng. Đáng chú ý, thị trường Ban Lan có kim ngạch tăng trưởng cao nhất so với 10 tháng năm 2010, tăng 65,68%.

Với chi phí sản xuất tăng cao, thị trường xuất khẩu gặp khó, các làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đang bắt đầu quay về khai thác thị trường nội địa...

Những sản phẩm sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên, thân thiện môi trường đang được nhiều khách hàng trong nước lựa chọn, mở ra hướng đi mới cho các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...

Hiện nay, hàng loạt cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hiện đang rơi vào tình trạng đói đơn hàng, phải giảm bớt công nhân và thu hẹp hoạt động. Điều nghịch lý là theo các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trong khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh song giá nguyên liệu trong nước như mây tre, cói, lục bình... vẫn tiếp tục tăng. Giá các nguyên liệu này tăng 20-30% so với giữa năm khiến các doanh nghiệp càng thêm khó.

Trong khi nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vẫn loay hoay trước sự giảm sút của thị trường xuất khẩu, một số doanh nghiệp nhanh chóng chuyển hướng khai thác thị trường nội địa và đã đạt nhiều thành công khi đưa các sản phẩm bàn ghế, khay giỏ, tranh treo tường... từ tre, lục bình, composite vào các dự án khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và hệ thống bán lẻ.

Giám đốc Công ty cổ phần mỹ thuật Gia Long, cho biết công ty đang phải tuyển thêm khoảng 30 nhân công thời vụ để sản xuất các sản phẩm lịch kết hợp tranh treo tường với số lượng hàng chục ngàn sản phẩm cho siêu thị Metro và các doanh nghiệp đặt hàng trong dịp tết 2012. Ông cho biết, trong khi thị trường xuất khẩu cũng như trong nước chưa có những dấu hiệu khởi sắc, việc có hàng loạt đơn hàng cuối năm cho thấy chúng tôi có thể mở rộng quy mô để khai thác thị trường nội địa. Hiện chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục để triển khai mở rộng nhà xưởng lên 5.000m2 trong năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một số doanh nghiệp cũng cho biết ngoài các sản phẩm tượng, tranh treo tường, lịch đang được công ty khai thác thì các sản phẩm khác như đồng hồ, khung gương ở dòng sản phẩm trang trí nội thất... vẫn còn bỏ ngỏ. Khi chuyển hướng từ việc chỉ gia công cho các nhà nhập khẩu, nếu doanh nghiệp đầu tư mạnh việc phát triển sản phẩm nhờ những thiết kế độc đáo hoàn toàn có thể đánh bật các sản phẩm Trung Quốc, Thái Lan để chiếm lĩnh thị trường.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm tháng 10, 10 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T10/2011

KNXK 10T/2011

KNXK 10T/2010

% tăng giảm KN T10 so với T9

% tăng giảm KN T10 so với T10/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

18.316.915

162.221.521

167.602.479

20,41

240,40

-3,21

Hoa Kỳ

2.619.266

25.473.850

26.507.485

9,67

2,49

-3,90

Nhật Bản

2.791.564

23.195.799

25.551.245

18,13

37,40

-9,22

Đức

2.431.599

21.820.954

22.094.366

27,66

-2,46

-1,24

Oxtrâylia

1.334.238

8.089.114

8.258.905

59,69

60,87

-2,06

Pháp

763.623

7.664.727

7.828.764

-22,66

11,29

-2,10

Đài Loan

626.845

6.581.364

6.964.273

-8,70

-21,43

-5,50

Anh

670.985

5.544.458

5.611.734

83,88

-13,99

-1,20

Ba Lan

614.715

5.396.574

3.257.197

2,99

122,68

65,68

Italia

559.276

5.214.150

5.185.305

34,05

23,01

0,56

Hà Lan

310.191

5.008.911

7.055.022

3,09

-52,97

-29,00

Tây Ban Nha

420.109

4.967.619

4.894.371

-20,36

41,49

1,50

Hàn Quốc

328.863

4.647.343

4.305.667

-22,38

-11,82

7,94

Bỉ

628.936

3.971.203

4.973.761

14,98

5,48

-20,16

Nga

389.187

3.861.849

3.960.046

-1,35

-3,57

-2,48

Canada

176.055

2.937.663

2.045.611

-28,07

-24,59

43,61

Thuỵ Điển

341.676

2.055.970

1.696.853

113,03

188,95

21,16

Đan Mạch

253.929

1.761.142

1.345.454

53,37

116,81

30,90

Nguồn: Vinanet