Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á dẫn các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Nam Phi trong năm 2010 đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay với mức kim ngạch là 640,31 triệu USD, tăng 26,7% so với cả năm 2009 và gấp 3 lần so với mức kim ngạch của năm 2005, trong đó xuất khẩu cả năm đạt 487,76 triệu USD và nhập khẩu đạt 152,55 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi trong nhiều năm luôn cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã giúp cho Việt Nam luôn duy trì được vị thế xuất siêu sang thị trường này. Năm 2010 cũng là năm có mức kim ngạch xuất siêu cao nhất sang thị trường Nam Phi từ trước tới nay với mức kim ngạch thặng dư là 335 triệu USD tăng 33% so với năm 2009 và xấp xỉ 90 lần so với năm 2005.

Trong quý 1/2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt hơn 80 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục giữ Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình tại châu Phi. Tính chung 11 tháng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt Nam sang thị trường này đạt 1,8 tỷ USD, tăng 287% so với cùng kỳ năm 2010.

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nam Phi chủ yếu vẫn tập trung vào nhóm hàng đá quý kim loại, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm hóa chất. Trong đó, mặt hàng đá quý và kim loại, tuy quý I/2011 chỉ được xuất khẩu với số lượng rất nhỏ, thì 11 tháng đầu năm mặt hàng này chiếm 82,4% tỷ trọng với kim ngạch 1,4 tỷ USD. Tính riêng tháng 11/2011, thì kim ngạch mặt hàng này xuất khẩu sang Nam Phi tăng trưởng mạnh so với tháng liền kề trước đó, tăng 55.706,37%, kim ngạch đạt 26,5 triệu USD.

Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nam Phi trong tháng 11 đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các mặt hàng so với tháng 10. Giảm mạnh nhất là gỗ và sản phẩm, giảm 81,41% với 619,3 nghìn USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi còn gặp một số vấn đề cần giải quyết như sau:

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dướI dạng thô nên rất khó tạo nên đột biến về kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ Việt Nam xuất khẩu cà phê tương đối ổn định vào thị trường Nam Phi. nhưng vẫn chiếm thị phần khiêm tốn trong tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Lý do tỷ trọng nhập khẩu cà phê phần lớn của Nam Phỉ là cà phê thành phẩm.

Nam Phi là thị trường còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp còn hiểu biết rất hạn chế đối với thị trường này. Hơn nữa sự xa xôi, cách trở về mặt địa lý tạo tâm lý ngại ngùng đối với việc tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường.

Cơ cấu xuất khẩu hàng Việt Nam chưa phủ họp với cơ cấu nhập khẩu của Nam Phi

Nam Phi nhập khâu chủ yếu dạng hàng hóa thay vì đạn nguyên liệu Các mặt hàng chủ yếu bao gồm máy móc ( 17,53%- tỷ lệ cao nhất), nhiên liệu (11,6%), đồ điện, điện tử (9,19% ô tô và phụ tùng (7,27%)...

Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu Nam Phi. Ví dụ Nam Phi nhập khẩu giầy dép là 0,79%, may mặc 0,56%, nông sản 1,04%, thủ công mỹ nghệ 0,62%, đồ gỗ 0,61%... từ Việt Nam trên tổng phần trăm kim ngạch nhập khẩu.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ, trong đó Trung Quốc và Thái Lan có cơ cấu xuất khẩu tương đốI phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của Nam Phi. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu giống Việt Nam như hàng may mặc và giầy dép, Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu hàng hoá tiêu dùng. Thái Lan xuất khẩu hơn 300 triệu USD hai mặt hàng gạo đồ và phụ tùng xe ôm. Ngoài ra phải kể đến lực lượng Hoa kiều và Ấn kiều khá đông lại Nam Phi. Họ là đầu mối quan trọng trong việc thúc đẩy hàng xuất khẩu vào thị trường Nam Phi. Họ xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc và giầy dép... tại Nam Phi, tạo nên ưu thế lớn đối với hàng nhập khẩu như hàng Việt Nam do không phải chịu thuế nhập khẩu và cước tàu... Ngoài ra các nước như Indonesia, Pakistan. Thổ Nhĩ Kỳ, Bangiadesh... cũng là các nước xuất khẩu cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay đa số hàng Việt Nam xuất khẩu qua thị trường Nam Phi vẫn thông qua các nước thứ ba hoặc chi phối bởi các công ty đa quốc gia.

Việt Nam chưa khai thác được một số mặt hàng tiềm năng bao gồm:

Đồ nhựa (chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

Cao su và sản phẩm cao su (chiếm l,37%) kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

 Thủ công mỹ nghệ hơn mài, đồ gốm...) thuốc y tế (thuốc sốt rét và các loại kháng sinh...) (chiếm 2,25% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

Sợi tổng hợp (chiếm 1,37% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

Hàng thực phẩm (đồ hộp, mỹ ăn liền...)

Đồ gỗ (bàn ghế ngoài trời...)

Quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giữa hai nước còn Ở mức độ thấp so với tiềm năng của một bên. Việt Nam đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có sô du khách đến Việt Nam đông nhất so với các nước Châu Phi khác (năm 2002 có 1.405 du khách Nam Phi trên tổng số 2.741 du khách Châu Phi đến Việt Nam). Hiện nay, Việt Nam và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động họp tác về du lịch và xúc tiến thương mại Ở cấp độ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Nam Phi chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam và ngược lại. quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Việt Nam và Nam Phi đều là thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sơ hữu trí tuệ và Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nam Phi 11 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Mặt hàng

KNXK T10/2011

KNXK T11/2011

KNXK 11T/2011

% KN tăng giảm T11 so T10/2011

Tổng KN

38.786.064

64.459.583

1.816.377.405

66,19

đá quý,kim loại quý và sản phẩm

47.603

26.565.504

1.497.652.795

55.706,37

điện thoại các loại và linh kiện

18.212.070

18.181.192

100.633.117

-0,17

giày dép các loại

4.157.762

4.579.921

56.155.234

10,15

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

5.492.761

5.004.681

21.767.688

-8,89

hàng dệt, may

1.520.820

1.580.697

18.450.507

3,94

cà phê

716.267

994.793

15.537.572

38,89

sản phẩm hóa chất

425.715

1.053.059

9.429.799

147,36

hạt tiêu

743.886

619.083

7.587.411

-16,78

than đá

 

 

6.432.553

*

Hạt điều

675.514

908.225

6.328.007

34,45

sản phẩm từ sắt thép

503.957

432.824

6.141.326

-14,11

phương tiện vận tải và phụ tùng

419.085

408.877

5.460.159

-2,44

gạo

67.500

 

4.208.910

*

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

885.667

491.413

3.887.705

-44,51

gỗ và sản phẩm gỗ

610.336

113.465

3.092.919

-81,41

giấy và các sản phẩm từ giấy

 

 

362.797

*

 

 

Nguồn: Vinanet