Thụy Sỹ là một trong những nước phương Tây có quan hệ sớm với Việt Nam. Năm 1926, Thụy Sỹ mở Lãnh sự quán tại Sài Gòn và nâng lên thành Tổng Lãnh sự quán vào năm 1951. Năm 1971, Thụy Sỹ mở Đại sứ quán tại Sài Gòn và đóng cửa vào tháng 5/1975.
Việt Nam tiếp tục được hưởng các quy chế ưu đãi về thương mại của Thụy Sỹ, như Quy chế tối huệ quốc (MFN) theo Hiệp định thương mại song phương (1994) và Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo quyết định đơn phương của Thụy Sỹ từ năm 1972 dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ trong những năm qua đều tăng trưởng. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,6 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2009. Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 tỷ USD sang Thụy Sỹ , giảm 56,91% so với cùng kỳ năm 2010.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Đơn vị 1.000 USD
Trong 11 tháng năm 2011, các mặt hàng Việt Nam xuất sang Thụy Sỹ chủ yếu là đá quý, kim loại quý và sản phẩm (chiếm76%); hàng thủy sản (chiếm 5%); điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 4,7%); cà phê (chiếm 3,1%)… với kim ngạch đạt lần lượt là 869,6 triệu USD; 57,8 triệu USD; 53,3 triệu USD và 35,4 triệu USD… Nhìn chung, những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ trong thời gian này đều tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ, chỉ có một số mặt hàng giảm kim ngạch là: đá quý, kim loại và sản phẩm; sản phẩm gốm sứ và sắt thép các loại, trong đó mặt hàng kim loại đá quý và sản phẩm giảm mạnh nhất, giảm 64,62%.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ tuy đã bắt đầu trải rộng (trên 300 mặt hàng), nhưng kim ngạch vẫn tập trung chủ yếu vào những mặt hàng quen thuộc kể trên. Khả năng phát triển các mặt hàng mới và mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu hàng năm vẫn còn hạn chế. Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Sỹ các mặt hàng như kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước.
Thụy Sỹ là thị trường cao cấp “khó tính” nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm nhập khẩu rất cao. Vì vậy, để tiếp cận sâu, có chỗ đứng tại thị trường Thụy Sỹ đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có trình độ kỹ thuật cũng như phương thức quản lý, chuyên nghiệp, uy tín. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản, vào Thụy Sỹ còn phải chịu chế độ cấp phép rất chặt chẽ nhằm đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một rào cản thương mại lớn đối với hàng hóa chất lượng vừa và thấp của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thụy Sỹ là một thị trường nhỏ , mức sống bình quân cao, nằm ở trung tâm Châu Âu, nên người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn sản phẩm do chính sách mở cửa và mức độ hội nhập quốc tế cao của Thụy Sỹ. Việt Nam chưa phải là đối tác kinh tế, thương mại ưu tiên của Thụy Sỹ, hơn nữa doanh nghiệp hai nước chưa biết nhiều về nhau, do đó việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ ít có khả năng đột biến trong thời gian ngắn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Thụy Sỹ 11 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
% tăng giảm KN so T11/2011
|
% tăng giảm KN so 11T/2010
|
|
|
|
|
|
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|