(VINANET) – May gia công được đánh giá là thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên, sự tập trung quá lớn vào thị trường xuất khẩu và sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu là điểm yếu cần khắc phục.
Đây là một trong những ý kiến được nêu ra trong hội thảo Triển vọng ngành dệt may Việt Nam dưới tác động của Hiệp định thương mại TPP do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức.
Nguồn vải Việt Nam phải nhập khẩu chiếm tới 86% tổng nhu cầu, đây là hệ quả của tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại khâu đoạn dệt nhuộm trong duỗi cung ứng dệt may của Việt Nam vốn tồn tại nhiều năm và chưa được cải thiện.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, trong quý I/2014, ngành dệt may đã xuất khẩu 4,4 tỷ USD hàng dệt may, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên Việt Nam cũng phải nhập khẩu gần 2 tỷ USD mặt hàng vải, tăng 17,81%. Tính riêng tháng 3/2014, Việt Nam nhập 785,3 triệu USD, tăng 38,8% so với tháng 2/2014.
Nguồn cung ứng vải cho Việt Nam trong thời gian này là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hongkong, Thái Lan, Ấn Độ. Trong đó, với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp nguồn hàng vải cho Việt Nam, chiếm 47% thị phần, đạt 909,4 nghìn tấn, trị giá 27,83% so với cùng kỳ; kế đến là thị trường Hàn Quốc với 386,4 triệu USD, tăng 12,44%. Đứng thứ ba là thị trường Đài Loan, tăng 16,87%, đạt 313,7 triệu USD. Đáng chú ý, tuy đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu, 154,6 triệu USD, nhưng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ lại có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt bậc, tăng 3936,36% so với cùng kỳ và thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 1045,34%, đạt kim ngạch 6,6 triệu USD.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu vải của Việt Nam từ các thị trường đều tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm gần 70%.
Sắp tới, khi Hiệp định thương mại TPP có hiệu lực, ngành may Việt Nam xác định mục tiêu trọng tâm là phải sản xuất được vải bằng cách cải thiện và xây mới các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu về dệt, nhuộm và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đây không chỉ là cơ hội lớn cho ngành may Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP: được giảm thuế suất từ 17% hiện nay về 0%, mà đây còn là điều kiện để ngành may Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu vải 3 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
NK 3T/2014
|
NK 3T/2013
|
% so sánh
|
Tổng kim ngạch
|
1.931.471.187
|
1.639.518.529
|
17,81
|
Trung Quốc
|
909.402.043
|
711.436.207
|
27,83
|
Hàn Quốc
|
386.493.354
|
343.722.284
|
12,44
|
Đài Loan
|
313.726.171
|
268.436.356
|
16,87
|
Hoa Kỳ
|
154.691.372
|
3.832.445
|
3.936,36
|
Nhật Bản
|
110.276.542
|
110.904.481
|
-0,57
|
Hongkong
|
47.213.629
|
78.652.514
|
-39,97
|
Thái Lan
|
46.778.564
|
41.755.409
|
12,03
|
Ấn Độ
|
14.240.753
|
11.600.622
|
22,76
|
Indonesia
|
14.236.879
|
9.979.358
|
42,66
|
Malaixiai
|
12.981.519
|
13.300.023
|
-2,39
|
Italia
|
11.057.759
|
8.909.172
|
24,12
|
Pakixtan
|
9.419.762
|
8.052.524
|
16,98
|
Đức
|
9.347.709
|
8.214.590
|
13,79
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
6.650.078
|
580.622
|
1.045,34
|
Anh
|
1.917.937
|
1.728.528
|
10,96
|
Pháp
|
1.271.564
|
1.081.154
|
17,61
|
Singapore
|
605.499
|
995.888
|
-39,20
|
Bỉ
|
556.401
|
1.147.414
|
-51,51
|
Philippin
|
220.303
|
753.774
|
-70,77
|
Đan Mạch
|
45.268
|
75.744
|
-40,24
|
Nguồn: Vinanet/VTV online