(VINANET)

Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, hai tháng đầu năm 2012, cả nước đã nhập khẩu 168,8 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 164,3 triệu USD, tăng 2,2% về lượng và tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng trong tháng 2/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 107,5 nghìn tấn giấy, trị giá 99,5 triệu USD, tăng 74,6% về lượng và tăng 52,8% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.

Trong tháng 2/2012, nhập khẩu giấy các loại hầu như tăng trưởng cả về lượng và trị giá ở hầu khắp các thị trường, duy chỉ có thị trường Ấn Độ và Italia là giảm, giảm lần lượt 17,27% về lượng, giảm 36,79% về trị giá và giảm 67,76% về lượng và 36,79% về trị giá so với tháng 1/2012.

Indonesia là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm 25,1% tổng kim ngạch nhập khẩu với 42,5 nghìn tấn, trị giá 35,3 triệu USD. Tính riêng tháng 2/2012, thì nhập khẩu giấy từ thị trường Indonesia lại tăng trưởng mạnh so với tháng đầu năm, tăng 121,6% về lượng và tăng 88,55% về trị giá.

Đáng chú ý, nhập khẩu giấy từ thị trường Thụy Điển trong tháng 2 tăng trưởng vượt lên hơn cả so với các thị trường khác so với tháng 1, tăng 294,8% về lượng và tăng 322,76% về trị giá, tuy lượng nhập chỉ có 683 tấn, trị giá 763,5 nghìn tấn.

Hai tháng đầu năm 2012, Ngành giấy gặp khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với nguyên liệu và sản phẩm giấy nhập khẩu. Phần lớn doanh nghiệp mất thế chủ động về sản xuất bột giấy và phụ thuộc vào nguyên liệu bột giấy nhập khẩu trong khi giá bột giấy thế giới luôn biến động.

Bên cạnh đó, các sản phẩm giấy do Việt Nam sản xuất chủ yếu là giấy in, giấy viết cuộn nhằm cung ứng cho các đơn vị in ấn và gia công chế biến giấy. Còn sản phẩm giấy photocopy, giấy ram, tập vở… chỉ chiếm một lượng nhỏ. Hiện nay trên thị trường giấy in, riêng sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất giấy cần phấn đấu giảm định mức các yếu tố đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất, tăng tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước; mở rộng, phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy để tạo nền tảng vững chắc cho sản xuất, đồng thời tập trung hơn nữa vào công tác thị trường, mở rộng hệ thống phân phối tránh tập trung sản phẩm vào một số đại lý lớn.

Trong tháng 2 vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành giấy tiếp tục giảm, sản phẩm giấy bìa các loại 2 thángước đạt 272,6 nghìn tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu giấy tháng 2, 2 tháng năm 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNNK T2/2012

KNNK 2T/2012

% SS T2/2012 với T1/2012

Lượng

trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng KN

107.520

99.534.556

168.889

164.351.862

74,56

52,81

Indonesia

29.335

23.126.725

42.559

35.364.661

121,60

88,55

Thái Lan

13.674

12.716.748

21.792

20.784.904

68,42

57,62

Xingapo

2.952

9.772.182

5.105

19.591.984

37,11

-0,48

Đài Loan

19.786

11.970.007

31.594

19.282.274

67,56

63,70

Hàn Quốc

10.614

8.099.636

18.783

14.203.488

28,75

31,36

Trung Quốc

7.775

6.621.114

13.722

11.967.297

28,49

21,51

Nhật Bản

5.759

6.977.375

8.579

10.590.487

104,22

93,11

Hoa kỳ

4.947

4.825.443

6.972

6.924.206

144,30

129,92

Malaixia

2.743

2.212.023

4.348

3.986.032

62,60

14,60

Ấn Độ

460

1.492.081

1.016

3.852.630

-17,27

-36,79

Phần Lan

2.317

2.566.757

2.919

3.215.550

284,88

295,62

Philipin

2.116

1.414.770

2.868

1.925.315

181,38

177,11

Nga

1.073

755.158

1.855

1.501.763

37,39

1,15

Đức

447

611.821

691

1.159.133

83,20

11,79

Thụy Điển

683

763.573

856

944.189

294,80

322,76

Italia

256

255.841

1.050

887.355

-67,76

-59,49

Áo

285

625.369

381

870.068

196,88

155,57

Pháp

102

458.796

263

713.139

-36,25

80,38

 

Nguồn: Vinanet