VINANET - Nhập khẩu dầu cọ của Trung Quốc – nước mua lớn nhất thế giới sau Ấn Độ - đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và chính phủ tìm cách giữ giá dầu ăn ở mức ổn định.

Nhập khẩu dầu cọ có khả năng giảm 7% xuống còn 5,5 triệu tấn trong năm 2012 so với 5,9 triệu tấn năm ngoái. Hàng tồn kho tại các cảng của Trung Quốc đạt tổng cộng 760.000 tấn tuần trước, tăng 50% so với một năm trước đó, ông Cao Huimin, nhà phân tích kinh doanh dầu và ngũ cốc tại Bắc Kinh – Trung Quốc cho biết.

Dầu cọ được sử dụng trong mọi thứ từ mì ăn liền Nestle SA (NESN) ’s Maggi và xà phòng của Unilever, đến thanh kẹo và nhiên liệu sinh học, đã giảm 15% từ mức cao nhất 13 tháng trong tháng 4 do suy thoái tại Trung Quốc và cắt giảm nhu cầu tại Châu Âu, giảm lợi nhuận tại Wilmar International Ltd. (WIL), nhà chế biến lớn nhất. Dầu cọ đang giao dịch gần với mức giá dầu đậu tương rẻ nhất trong  khoảng 1 năm.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2012 tăng 0,3% lên 3.069 ringgit (tương đương 990 USD)/tấn tại Sở giao dịch hàng hóa và phái sinh Malaysia. Hầu hết các hợp đồng đều giảm mức thấp trong 10 tháng đạt 2.820 ringgit/tấn phiên hôm 14/8 và mất 3,3% trong năm nay.

Indonesia, Malaysia

Trung Quốc – nước sử dụng dầu ăn lớn nhất – đã nhập khẩu 3,1 triệu tấn dầu cọ trong 7 tháng đầu năm 2012 so với 3 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Indonesia là nước sản xuất hàng đầu, đã xuất khẩu 1,25 triệu tấn so với 1,09 triệu tấn một năm trước, và Malaysia đã xuất khẩu 1,83 triệu tấn so với 1,89 triệu tấn.

Trung Quốc – nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – đã tăng trưởng 7,6% trong quý II/2012, tốc độ thấp nhất trong 3 năm qua. Sự suy thoái có thể kéo dài đến quý thứ 7, Deutsche Bank AG cắt giảm ước tính tăng trưởng 3 tháng qua tháng 9/2012 từ 7,5% đến 7,9%. Doanh số bán lẻ đã không đạt được mục tiêu bởi các nhà phân tích ước tình trong tháng 7.

Lượng dầu ăn nhập khẩu sẽ giảm trong nửa cuối năm, một phần do mức tồn kho, theo ông Cao, nhà nghiên cứu dầu thực vật tại Trung Quốc. Mức tồn kho trong tuần trước (từ 28-31/8) vào khoảng 40% cao hơn so với mức trung bình cùng thời điểm 5 năm trước đây.

Nhập khẩu dầu ăn của Trung Quốc sẽ đạt 5,5 triệu tấn năm 2012, giảm 14% so với mức kỷ lục 6,4 triệu tấn năm 2009 và ở mức thấp nhất kể từ mức 5,3 triệu tấn năm trước.

Dầu cọ rẻ hơn

Tiêu thụ dầu ăn sẽ đạt 4,5% niên vụ 2012/13 so với 4,9% một năm trước, Chang Muping, phó chủ tịch hạt có dầu tại COFCO Corp., đã cho biết tại hội nghị ở Thiên Tân hồi tháng trước. Nhu cầu nhập khẩu giảm do Trung Quốc sử dụng đậu tương để nghiền nhiều hơn và hạn chế sử dụng dầu cọ đóng chai.

Năm nay, Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dầu ăn làm rõ và gắn nhãn hiệu nguồn gốc sản phẩm của họ như là một phần của chiến dịch để cải thiện tính minh bạch về các vấn đề thực phẩm, ông Xiao tại Thượng Hải cho biết.

Giá dầu cọ đạt 2.200 NDT/tấn thấp hơn dầu đậu tương, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008, và điều đó có thể không thay đổi trong ngắn hạn, Grain.gov.cn ước tính.

Thị phần dầu cọ trong dầu ăn có thể giảm xuống còn 16,3% trong năm 2012/13 so với 16,7% một năm trước, trong khi đó dầu đậu tương đạt 41,7% so với 40,4%, theo số liệu từ Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia Trung Quốc.

Các quan chức chính phủ nói với các nhà cung cấp dầu ăn trong tháng 7/2012 nhằm giữ giá bán buôn ở mức ổn định cho các sản phẩm đóng gói tránh việc tăng thêm lạm phát. Họ cũng đề nghị các nhà sản xuất trong tháng này báo cáo giá hàng tuần.

Giá đậu tương ở mức cao kỷ lục

Đậu tương đã được nghiền để sản xuất dầu, đã tăng vọt 43% trong năm nay tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago và đạt mức cao kỷ lục 17,4475 USD/bushel do hạn hán tồi tệ nhất tại Mỹ trong nửa thế kỷ qua đã làm phá hủy vụ thu hoạch. Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới.

“Chính phủ đã thông báo rằng các công ty nên tránh tăng giá trừ khi nó hoàn toàn cần thiết”, theo tin từ Wilmar trong tháng 7.

Nguồn: Internet