Tháng 9 cả nước nhập khẩu 224.564 tấn lúa mì, trị giá 74,22 triệu USD (tăng 114% về lượng và tăng 94,3% về trị giá so với tháng 8/2011). Tổng cộng cả 9 tháng đầu năm, lượng lúa mì nhập khẩu về Việt Nam là 1,82 triệu tấn, trị giá 622,06 triệu USD, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước (tăng 18,65% về lượng và tăng 65,91% so với cùng kỳ năm 2010).

Thị trường nhập khẩu lúa mì năm nay bị thu hẹp lại, chỉ còn 3 thị trường là Australia, Hoa Kỳ và Canada (giảm 4 thị trường so với năm 2010).

Australia là thị trường chủ yếu cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 89,3% về lượng và chiếm 87,8% kim ngạch lúa mì nhập khẩu tại Việt Nam, với 1,63 triệu tấn, tương đương 546,17 triệu USD (tăng 72,25% về lượng và tăng 129% về kim ngạch so với cùng kỳ). Trong đó, riêng tháng 9 nhập khẩu từ thị trường này 222.427 tấn, trị giá 73,41 triệu USD (tăng 119,3% về lượng và tăng 99,26% về kim ngạch so với tháng 8).

Thị trường thứ 2 cung cấp lúa mì cho Việt Nam đó là Hoa Kỳ chiếm 9,26% về lượng và chiếm 10,6% về kim ngạch, đạt 168.699 tấn, tương đương 65,91 triệu USD (tăng rất mạnh 685% về lượng và tăng 1.001% về trị giá so với cùng kỳ), nhưng trong tháng 9 thì nhập khẩu từ thị trường này lại sụt giảm cả về lượng và trị giá so với tháng 8, chỉ đạt 0,002 triệu tấn, trị giá 0,81 triệu USD (giảm 9,26% về lượng và giảm 18,33% trị giá)

Trong tháng 9 Việt Nam lại không nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada, nhưng tính chung cả 9 tháng đầu năm, nhập khẩu từ thị trường này vẫn đạt 0,01 triệu tấn lúa mì, trị giá 5,68 triệu USD (tăng mạnh 244,92% về lượng và tăng 358,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).

Thị trường nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2011

 

 

Thị trường

 

 

T9/2011

 

9T/2011

 

Tăng, giảm T9 so với T8/2011

Tăng, giảm 9T/2011 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

 Tổng cộng

224.564

74.220.104

1.820.857

622.061.256

+113,96

+94,30

+18,65

+65,91

Australia

222.427

73.410.369

1.626.195

546.170.831

+119,26

+99,26

+72,25

+129,31

Hoa Kỳ

2.137

809.733

168.699

65.914.290

-9,26

-18,33

+685,05

+1001,43

Canada

0

0

12.907

5.675.706

*

*

+244,92

+358,92

Không miễn, giảm thuế nhập khẩu ngô và lúa mì :

Để đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cung ứng thực phẩm, bình ổn giá thị trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Tài chính “Xem xét miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với ngô, lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Tuy nhiên quan điểm của Bộ Tài chính là không điều chỉnh mà vẫn giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với ngô và lúa mì như hiện hành.

Bộ Tài chính cho biết, căn cứ vào tình hình nhập khẩu ngô và lúa mì, tính toán cụ thể thấy nếu giảm thuế nhập khẩu của 2 mặt hàng này từ 5% xuống 0% thì việc giảm giá bán thức ăn chăn nuôi là không đáng kể (ngô khoảng 1,24%; lúa mì được khoảng 0,6%). 

Mặt khác nếu giảm thuế nhập khẩu lúa mì cũng chỉ giảm được ở nhóm 10.01 (nhóm 10.04 không giảm được vì khung thuế suất do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định là 5-20%). Mà nhóm hàng này có nguồn nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau (áp dụng cả Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) nên trên thực tế tác động của việc giảm thuế nhập khẩu lúa mì đến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ còn ít hơn mức 0,6%. Ngoài ra nếu giảm thuế nhập khẩu ưu đãi lúa mì nhóm 10.01 sẽ phát sinh gây gian lận, vướng mắc trong thực hiện do không có tiêu chí rõ ràng để phân biệt lúa mì hai nhóm này.

Vì vậy Bộ Tài chính cho rằng để hạ giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần tính đến biện pháp khác như khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước, tăng cường kiểm tra rà soát giá, ưu đãi tín dụng, hoặc ân hạn thuế… chứ không nên dùng giải pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

(vinanet-T.Thuy)

Nguồn: Vinanet